VÌ SAO TRÁI SẦU RIÊNG BỊ ĐỎ GAI?

Đây là câu hỏi khiến không ít bà con trồng sầu riêng phải “đau đầu” mỗi khi vào mùa trái lớn. Nhìn những quả sầu riêng tưởng chừng đang phát triển tốt, bỗng một ngày phát hiện gai chuyển sang màu đỏ hồng, đỏ sậm — báo hiệu trái đang gặp vấn đề.
Đây không chỉ là dấu hiệu bất thường về mặt hình thức mà còn ảnh hưởng đến chất lượng và giá bán của trái sầu riêng sau này. Vậy nguyên nhân do đâu? Và làm cách nào để khắc phục tình trạng này kịp thời?
Bà con cùng HLC cùng tìm hiểu ngay các nguyên nhân phổ biến và cách xử lý hiệu quả bên dưới nhé
Một số nguyên nhân sầu riêng bị đỏ gai
1. Phun thuốc có tính nóng cao
Nguyên nhân: Khi phun thuốc lên lá, một lượng thuốc nóng có thể bám vào trái, gây hiện tượng "nóng trái", làm đỏ gai.
2. Ảnh hưởng từ mưa đầu mùa
Nguyên nhân: Mưa đầu mùa thường có tính axit cao, làm thay đổi pH môi trường đột ngột, ảnh hưởng đến trái, gây đỏ gai.
3. Thiếu dinh dưỡng (Canxi, Magie)
Nguyên nhân: Thiếu các khoáng chất vi lượng quan trọng khiến trái phát triển không đều, da trái yếu, dễ bị đỏ gai.
4. Thiếu nước
Nguyên nhân: Cây không đủ nước trong giai đoạn nuôi trái khiến trái bị stress, làm đổi màu vỏ và gai.
Để khắc phục đỏ gai, cách làm tiết kiệm và hiệu quả chính là điều chỉnh nước tưới
Trong điều kiện nắng nóng, cây sầu riêng cần được cung cấp nước đầy đủ mỗi ngày, đặc biệt là giai đoạn trái đang lớn mạnh (từ 30 ngày sau đậu trái trở đi). Tuy nhiên, không nên tưới quá nhiều gây úng rễ hoặc quá ít khiến cây héo, dễ sốc nhiệt. Mục tiêu là duy trì độ ẩm ổn định trong đất, giúp cây phát triển bình thường và trái không bị ảnh hưởng bởi nhiệt độ cao.
2. Chọn thời điểm tưới hợp lý
Nên tưới vào sáng sớm (trước 9h) hoặc chiều mát (sau 4h) để hạn chế thất thoát nước do bốc hơi và giảm sốc nhiệt cho cây. Tuyệt đối tránh tưới vào giữa trưa, khi nhiệt độ đang cao, có thể khiến cây và trái bị “luộc” – một trong những nguyên nhân gây đỏ gai.
3. Cách tưới hiệu quả
Tưới đều 100% diện tích mặt đất trong vườn, tưới các béc kiểu phun mưa nhỏ càng tốt, nhằm giúp nước thấm từ từ, không gây xói mòn đất.
Không phun nước trực tiếp lên trái trong thời điểm nắng nóng để tránh hiện tượng sốc nhiệt trên bề mặt vỏ.
Duy trì cỏ hoặc có thể tủ gốc bằng rơm rạ, cỏ khô hoặc bạt nông nghiệp để giữ ẩm, giảm nhiệt độ đất.
4. Quan sát cây để điều chỉnh
Hằng ngày, nên theo dõi tình trạng cây:
Nếu lá xanh bóng, không héo là cây đủ nước.
Nếu lá rũ, cuống trái có dấu hiệu mềm, xuất hiện đỏ gai lan nhanh, có thể cây đang thiếu nước hoặc rễ hoạt động kém do sốc nhiệt.
5. Tăng cường tưới khi nắng nóng cực đoan
Khi thời tiết nắng gắt kéo dài, nhiệt độ trên 35°C, bà con có thể tưới 2 lần/ngày (sáng và chiều), mỗi lần tưới ít hơn để tránh ngập úng. Đồng thời, nên phun phân bón lá chứa kali, canxi, bo... giúp cây tăng sức đề kháng, trái chắc vỏ, hạn chế đỏ gai và nứt nẻ.
Tưới nước đúng cách không chỉ giúp cây sầu riêng chống chọi với thời tiết khắc nghiệt mà còn là giải pháp hiệu quả để giảm đỏ gai và tăng chất lượng trái. Bà con cần theo dõi sát sao tình hình thời tiết, độ ẩm đất và sinh trưởng của cây để điều chỉnh lượng nước tưới cho phù hợp. Kết hợp với che nắng và chăm sóc hợp lý, hiện tượng đỏ gai sẽ giảm đi rất nhiều.
----------------------
Mọi thắc mắc, bà con hãy để lại bình luận ở dưới bài viết hoặc liên hệ ngay HLC để được tư vấn:
Công ty CP HLC HÀ NỘI
Hotline: 0399 156 166 - 0707 888 666
CN Miền Bắc: 268 Vũ Hữu, Thanh Xuân, Hà Nội.
CN Miền Nam: Phường Thạnh Lộc, Quận 12, TP Hồ Chí Minh
Fanpage: Phân bón HLC
Chúc bà con mùa màng bội thu !!