Bà con có thấy rằng thời gian càng dài sâu bệnh trên cây có múi ngày càng nhiều thêm. Dù năm trước đã dùng thuốc chữa khỏi bệnh cho cây nhưng năm sau bệnh vẫn tiếp tục tái diễn, so với năm ngoái bệnh lại càng nặng hơn càng phức tạp khó chữa hơn. Vì sao lại như vậy? Vì sao sâu bệnh hại trên cây có múi ngày càng nhiều?
1.Do thời tiết
- Điều kiện thời tiết ngày càng diễn biến khắc nghiệt, nắng gay gắt và mưa nhiều dài ngày ảnh hưởng lớn đến cây trồng.
Mưa lớn kéo dài, hệ thống thoát nước của vườn kém, vườn bị ngập khiến cho rễ cây dễ bị tổn thương, bị thối. Nấm bệnh hại dễ xâm nhập qua rễ, tấn công gây bệnh cho cây.
2. Do chăm sóc
❌Trong quá trình chăm sóc vườn, việc diệt sạch cỏ trong vườn cây khiến cho lớp đất mặt khi trời nắng nóng sẽ bị thiêu đốt do không có tầng che phủ, làm tổn hại bộ rễ. Trong mùa mưa không có lớp che phủ tầng đất mặt dễ bị rửa trôi, đất thoát nước chậm, cây bị ngập úng.
❌Không cắt tỉa vệ sinh vườn sạch sẽ cũng là nguyên nhân khiến cho sâu bệnh hại hoành hành. Vườn cây rậm rạp, không thông thoáng là nơi trú ngụ lí tưởng cho các loại sâu gây hại lên cây trồng như nhện đỏ, rệp sáp…
3. Do môi trường đất
❌Chúng ta thường chỉ quan tâm đến chăm sóc cây trồng như thế nào để thu được năng suất trái lớn nhất, chính vì vậy mà thường bỏ qua nhiều khâu chăm sóc phòng bệnh cho vườn. Điều này làm cho năng suất của vườn chỉ được một hai vụ đầu tiên, còn sau đó thường là mất mùa và sâu bệnh ngày càng hoành hành. Nhưng có một yếu tố quan trọng mà chúng ta thường bỏ qua, đó chính là đất trồng
❌Đất trong vườn theo thời gian dài canh tác ngày càng thoái hóa, cạn kiệt chất dinh dưỡng nếu như không được cải tạo, không được trả lại lượng dưỡng chất mà cây đã sử dụng
❌Đất thoái hóa khiến cho các vi sinh vật có lợi trong đất bị ức chế sự sinh trưởng phát triển. Nấm bệnh hại sinh trưởng và phát triển mạnh trong môi trường đất, tấn công lên cây gây bệnh cho cây
❌Đất thoái hóa, dinh dưỡng trong đất suy cạn, không đủ dưỡng chất để nuôi cây, khiến cho cây ngày càng trở nên còi cọc, sức đề kháng của cây yếu, sâu hại dễ tấn công tàn phá vườn cây.
🍀Chăm sóc cây có múi, bón phân là điều hết sức cần thiết để cung cấp dinh dưỡng cho cây phát triển và nuôi trái tốt nhất. Hiện nay lượng phân bón mà bà con cung cấp cho cây có múi ngày càng tăng lên với suy nghĩ bón nhiều cây sẽ cho năng suất nhiều.
🍀🍀Tuy nhiên qua tiếp xúc với nhiều khách hàng, họ chia sẻ chi phí cho phân bón ngày càng nhiều nhưng lợi ích thu lại chẳng được bao nhiêu. Nguyên nhân vì sao vậy?
✅Trong những năm chăm sóc đầu tiên, vì suy nghĩ bón nhiều phân bón hóa học cây sẽ nhanh lớn khiến cho người trồng cây lạm dụng loại phân bón này quá đà. Theo thời gian dài lượng phân bón cây không sử dụng hết tích lũy vào đất. Nhưng trong phân bón lượng chất độn không có tác dụng lên đến 45%, lượng chất độn này khiến cho đất trở nên chai cứng, và thoái hóa.
✅Thói quen sử dụng phân chuồng, phân hữu cơ để bón cho vườn từ lâu đã không còn, khiến cho đất không được bổ sung chất mùn cần thiết khiến đất ngày càng nghèo mùn, nghèo chất dinh dưỡng.
✅Khi đất trồng bị thoái hóa, bị chua, bị chai cứng thì lượng phân bón hóa học bón vào đất cây sẽ hấp thụ được rất ít, cây ngày càng còi cọc, năng suất thấp, chúng ta lại bón thêm phân bón vào mùa sau. Vòng luẩn quẩn đó cứ lặp đi lặp lại, bà con không tìm ra nguyên nhân sâu xa thì sẽ ngày càng mất nhiều chi phí hơn mà hiệu quả năng suất lại ngày càng giảm sút.