Những nhà vườn bắt đầu làm bông thường hoang mang, lo lắng không biết giai đoạn cây ra mắt cua nên làm gì? Chú ý những gì khi chăm sóc giai đoạn này? Kỹ thuật chăm bông như thế nào để cây cho đậu quả cao? HLC xin chia sẻ giúp bà con giải đáp những thắc mắc và giúp được bà con phần nào có cách chăm sóc cây sầu giai đoạn ra hoa (mắt cua) giúp cây đậu quả cao.
1.Dinh dưỡng cho sầu riêng giai đoạn nhú mắt cua, kéo mắt cua.
Sau thời gian xiết nước, phun ủ mầm hoa mắt cua xuất hiện đầy đủ trên các cây và bắt đầu phát triển tuy nhiên sẽ phát triển không đồng đều nhau. Chính vì thế giai đoạn này nhà vườn cần kéo mắt cua để mắt cua phát triển đồng đều và mạnh hơn giúp cho việc quản lý sâu bệnh, chăm sóc bón phân dễ dàng thuận tiện hơn tiền đề cho năng suất vườn sau này.
Phun rước mắt cua giai đoạn này sẽ hỗ trợ đẩy mạnh sự phát triển của mầm hoa sau khi đã hình thành. Chống chai đầu bông, khô đen bông, kéo vọt bông, sáng mắt cua, tăng tỉ lệ đậu trái non.
Nhà vườn có thể kết hợp rước mắt cua + amino bio+ canxibo HLC để quá trình kéo mắt cua đạt hiệu quả nhanh, tăng sức đề kháng chống rụng bông tốt hơn.
Phun rước mắt cua giai đoạn này sẽ hỗ trợ đẩy mạnh sự phát triển của mầm hoa sau khi đã hình thành. Chống chai đầu bông, khô đen bông, kéo vọt bông, sáng mắt cua, tăng tỉ lệ đậu trái non.
Nhà vườn có thể kết hợp rước mắt cua + amino bio+ canxibo HLC để quá trình kéo mắt cua đạt hiệu quả nhanh, tăng sức đề kháng chống rụng bông tốt hơn.
2.Tưới nước kết hợp bón phân giai đoạn sầu riêng ra mắt cua
Để cây ra bông đồng nhiều và tập trung thì việc xiết nước (ngắt ước) tạo điều kiện khô hạn là điều cần thiết.
Việc ngưng tưới nước ở khu vực miền Đông – Tây Nguyên, hay ngưng tưới nước kết hợp rút cạn nước trong mương ở khu vực miền Tây sẽ kéo dài trong suốt thời gian từ khi xử lý mầm hoa đến khi 75-80% mắt cua trên cây sáng, và có 80% số cây/vườn nhú mắt cua.
Tuy nhiên, sau khi cây ra mắt cua hoàn chỉnh (mắt cua sáng hoàn toàn) thì cây cần nước để tiếp tục sống, phát triển và nuôi bông.
Việc ngưng tưới nước ở khu vực miền Đông – Tây Nguyên, hay ngưng tưới nước kết hợp rút cạn nước trong mương ở khu vực miền Tây sẽ kéo dài trong suốt thời gian từ khi xử lý mầm hoa đến khi 75-80% mắt cua trên cây sáng, và có 80% số cây/vườn nhú mắt cua.
Tuy nhiên, sau khi cây ra mắt cua hoàn chỉnh (mắt cua sáng hoàn toàn) thì cây cần nước để tiếp tục sống, phát triển và nuôi bông.
Thời điểm bắt đầu tưới nước
Khi mắt cua đã sáng hoàn toàn và có chiều dài 1,0 – 1,5cm. Lưu ý không tưới quá sớm (mắt cua đen lại) và không tưới quá muộn (hoa nhỏ và chậm phát triển).
Cách tưới:
Trong 2-3 ngày đầu tiến hành tưới nhử cho cây (lượng nước bằng 1/3 thông thường, ngày có thể tưới 1-2 lần). Lưu ý không tưới nước nhiều một cách đột ngột ngay sau khi cây hết thời gian xiết nước dài (việc này dễ làm cây bị sốc, dẫn đến rụng mắt cua hoặc rụng lá chân)
Sau 2-3 ngày tưới nhử đến ngày thứ 4 tiến hành tưới nước bình thường cho cây (tưới ngập bồn khoảng 200-300l nước/cây).
Sau đó cứ cách ngày tưới một lần (một ngày tưới, một ngày nghỉ) đảm bảo độ ẩm trong vườn đạt 70-80% để giúp hoa phát triển thuận lợi.
Sau tưới nước 5-7 ngày tiến hành kéo cơi đọt trong quá trình ra mắt cua (đây là cơi đọt rất quan trọng để nuôi quả và hạn chế rụng quả sau này).
Nên cho cây ra đọt cùng lúc với thời điểm ra mắt cua. Vì như thế, khi hoa xả nhụy nuôi quả non thì lá bước vào giai đoạn lá lụa, không phát triển thêm cơi đọt. Không cạnh tranh dinh dưỡng làm rụng quả non.
Để kéo được cơi đọt này bà cần lưu ý như sau:
+ Phục hồi bộ rễ sớm nhất có thể bằng bộ ba đổ gốc Trichoderma Bacillus+EM Root+EM HLC+Axit Humic (mỗi gốc 30-50l) tùy theo cây lớn nhỏ.
+ Tưới đủ nước cho cây bằng cách tưới đẫm cả dưới gốc và xịt lên trên thân cành để làm thay đổi tiểu khí hậu của vườn.
+ Sử dụng phân hữu cơ nở với lượng 4-6kg/gốc (hoặc phân hữu cơ vi sinh khoáng với lượng 2-3kg/gốc), phân NPK 30-10-10 với lượng 0,5-0,7kg/gốc (15 ngày bón một lần). Giúp cây sớm đi và hoàn thành cơi đọt.
+ Sau khi lá nhú mũi mác và búng đuôi tôm chuẩn bị đi cơi đọt mới dùng HLC16 + Amino Bio+thuốc trừ sau rầy phun định kỳ 5-7 ngày/lần để kéo cơi đọt và làm cho lá dày, xanh và bóng.
Sau 2-3 ngày tưới nhử đến ngày thứ 4 tiến hành tưới nước bình thường cho cây (tưới ngập bồn khoảng 200-300l nước/cây).
Sau đó cứ cách ngày tưới một lần (một ngày tưới, một ngày nghỉ) đảm bảo độ ẩm trong vườn đạt 70-80% để giúp hoa phát triển thuận lợi.
Sau tưới nước 5-7 ngày tiến hành kéo cơi đọt trong quá trình ra mắt cua (đây là cơi đọt rất quan trọng để nuôi quả và hạn chế rụng quả sau này).
Nên cho cây ra đọt cùng lúc với thời điểm ra mắt cua. Vì như thế, khi hoa xả nhụy nuôi quả non thì lá bước vào giai đoạn lá lụa, không phát triển thêm cơi đọt. Không cạnh tranh dinh dưỡng làm rụng quả non.
Để kéo được cơi đọt này bà cần lưu ý như sau:
+ Phục hồi bộ rễ sớm nhất có thể bằng bộ ba đổ gốc Trichoderma Bacillus+EM Root+EM HLC+Axit Humic (mỗi gốc 30-50l) tùy theo cây lớn nhỏ.
+ Tưới đủ nước cho cây bằng cách tưới đẫm cả dưới gốc và xịt lên trên thân cành để làm thay đổi tiểu khí hậu của vườn.
+ Sử dụng phân hữu cơ nở với lượng 4-6kg/gốc (hoặc phân hữu cơ vi sinh khoáng với lượng 2-3kg/gốc), phân NPK 30-10-10 với lượng 0,5-0,7kg/gốc (15 ngày bón một lần). Giúp cây sớm đi và hoàn thành cơi đọt.
+ Sau khi lá nhú mũi mác và búng đuôi tôm chuẩn bị đi cơi đọt mới dùng HLC16 + Amino Bio+thuốc trừ sau rầy phun định kỳ 5-7 ngày/lần để kéo cơi đọt và làm cho lá dày, xanh và bóng.
3. Tỉa hoa:
Lần 1: Sau khi cây ra mắt cua được 20-25 ngày, lúc này hoa đã dài tầm 5-7cm tiến hành tỉa hoa lần đầu. Yêu cầu: tỉa toàn bộ cả chùm hoa (hoa mọc ngược, hoa ngoài tán, hoa trên cao, hoa khác lứa) để lại các chùm hoa cách nhau 20-30cm. Cành càng già, càng to thì chùm hoa đầu tiên càng để xa thân chính.
Lần 2: Sau khi cây ra mắt cua được 45-50 ngày (hoa chuẩn bị thay áo và chuyển sang màu xanh) tiến hành tỉa bớt các hoa trên chum, mỗi chùm chỉ giữ lại 10-15 hoa (tỉa toàn bộ hoa nhỏ, còi cọc, cuống ngắn…)
Lần 2: Sau khi cây ra mắt cua được 45-50 ngày (hoa chuẩn bị thay áo và chuyển sang màu xanh) tiến hành tỉa bớt các hoa trên chum, mỗi chùm chỉ giữ lại 10-15 hoa (tỉa toàn bộ hoa nhỏ, còi cọc, cuống ngắn…)
4. Phòng trừ nấm bênh hại giai đoạn ra mắt cua:
Thời kì sau khi cây nhú mắt cua cây rất suy (phải rút cạn sinh lực để ra hoa). Nên rất dễ bị nấm xì mủ tấn công.
Thời điểm măt cua sáng gặp thời tiết bất lợi mưa (mưa đêm) ngay hôm sau tiến hành phun ngay thuốc nấm bệnh.
Bà con nên kết hợp các loại thuốc trừ sâu bệnh và dưỡng hoa chung vào nhau để giảm số lần phun thuốc.
Nhà vườn cần kiểm tra vườn thường xuyên để phát hiện và xử lý kịp thời nhé. Chúc bà con có vụ mùa bội thu!
-----------------------------
https://shopee.vn/hlc_hanoi
Thời điểm măt cua sáng gặp thời tiết bất lợi mưa (mưa đêm) ngay hôm sau tiến hành phun ngay thuốc nấm bệnh.
Bà con nên kết hợp các loại thuốc trừ sâu bệnh và dưỡng hoa chung vào nhau để giảm số lần phun thuốc.
Nhà vườn cần kiểm tra vườn thường xuyên để phát hiện và xử lý kịp thời nhé. Chúc bà con có vụ mùa bội thu!
-----------------------------
Mọi thắc mắc, bà con hãy để lại bình luận ở dưới bài viết hoặc liên hệ ngay HLC để được tư vấn:
Công ty CP HLC HÀ NỘI
Hotline:0399 156 166 - 0707 888 666
CN Miền Bắc: 268 Vũ Hữu, Thanh Xuân, Hà Nội.
Công ty CP HLC HÀ NỘI
Hotline:0399 156 166 - 0707 888 666
CN Miền Bắc: 268 Vũ Hữu, Thanh Xuân, Hà Nội.
CN Miền Nam: Số 32, Đường HT26, phường Hiệp Thành, Quận 12, TP Hồ Chí Minh
Fanpage: Chế phẩm sinh học HLC
Shopee : https://shopee.vn/hlchnFanpage: Chế phẩm sinh học HLC
https://shopee.vn/hlc_hanoi