TUYẾN TRÙNG HẠI CÂY HỌ BẦU BÍ (DƯA LƯỚI, DƯA LÊ, DƯA HẤU, BẦU, BÍ…) VÀ BIỆN PHÁP PHÒNG TRỪ

1. Tuyến trùng là gì? 

Tuyến trùng là một loại giun tròn có kích thước rất nhỏ, không thể quan sát bằng mắt thường, có rất nhiều loại tuyến trùng, chúng có thể tồn tại trong đất, trong nước hoặc môi trường khác.
Trong đó một số loài có ích, một số loài gây hại, nhưng hầu hết là gây hại cho cây trồng.
Tuyến trùng có khả năng di chuyển trong nước, trong đất nhờ tính chất của keo đất.
Đất có thành phần cơ giới nặng, tỷ lệ keo đất cao thì mật độ tuyến trùng cao, trên đất cát có tỷ lệ tuyến trùng thấp nhất.
Trong phân chuồng tươi chưa hoai mục có chứa rất nhiều tuyến trùng 
 
 

2. Triệu chứng bệnh do tuyến trùng

Cây bị tuyến trùng biểu hiện thông qua các triệu chứng như: vàng lá, sinh trưởng kém dẫn đến cây còi cọc, chồi non không phát triển, phần rễ tơ bị đen đầu, thối rễ, quan sát kỹ thấy có các nốt u, sần trên rễ.
Cây bị nặng thì các triệu chứng này còn xuất hiện trên cả rễ lớn. Tuyến trùng gây hại trên hầu hết các loại cây trồng (cây rau màu, cây ăn quả, cây công nghiệp…). Chúng xuất hiện gây hại cả cây con trong vườn ươm và cây trưởng thành ngoài vườn.
                      
  

3. Cơ chế gây hại của tuyến trùng

Tuyến trùng sinh sống dưới đất, thường làm tổ và đẻ trứng trên rễ, gặp điều kiện thuận lợi sẽ nở ra tuyến trùng con và tiếp tục gây hại.
Phần tổ tuyến trùng chính là các nôt u sần trên rễ. Gây cản trở quá trình truyền dinh dưỡng và nước. Ngoài ra bản thân tuyến trùng cũng dùng miệng chích hút nhựa cây, chất dinh dưỡng thông qua rễ cây.
Vết thương của tuyến trùng gây ra còn là cơ hội cho các bệnh về nấm, vi khuẩn, vi rút tấn công gây hại cho cây.

  
                          
Tuyến trùng gây hại quanh năm, nhưng thời điểm phát triển mạnh nhất là vào đầu mùa mưa đến giữa mùa mưa. Khi độ ẩm và nhiệt độ thích hợp, Đất có tỷ lệ sét càng cao thì tuyến trùng càng nhiều, đất cát có tỷ lệ tuyến trùng thấp. Đất có độ pH càng thấp thì càng thuận lợi cho tuyến trùng phát triển và gây hại.

4. Biện pháp phòng trừ tuyến trùng hại dưa

Đối với cây trồng hoàn toàn bằng giá thể xơ dừa thì không cần quan tâm đến tác hại của tuyến trùng. Vì trong xơ dừa tuyến trùng không thể tồn tại được.
Tuyến trùng gây hại nặng trên cây trồng ngoài đất, đặc biệt là trồng liên tục từ vụ thứ 2-3 trở đi. Nhiều trường hợp gây hại nặng làm mất trắng toàn bộ cả vườn, gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới thu nhập của bà con nông dân.

4.1. Biện pháp canh tác

- Áp dụng các biện pháp luân canh, xen canh cây trồng. Lựa chọn giống cây sạch bệnh, kháng bệnh. Giá thể làm bầu cây cần được xử lí đảm bảo không có mầm bệnh.
- Tăng cường bổ sung phân hữu cơ đã được ủ hoai mục có trộn với Trichoderma. Nấm Trichoderma có tác dụng đối kháng với tuyền trùng và nấm bệnh.
- Trồng các loại cây có tính kháng tuyến trùng, có thể gây ngộ độc và xua đuổi tuyến trùng. Như các loại cây họ đậu, rễ cây ruốc cá, hạt và lá cây sầu đâu rừng, cây cúc vạn thọ…
- Thường xuyên theo dõi và kiểm tra vườn cây để phát hiện bệnh sớm và xử lý kịp thời.
- Không sử dụng quá nhiều phân hóa học đa lượng (N-P-K) để thúc cây lớn nhanh (vì càng bón nhiều NPK thì càng làm cho đất bị chua và đây lại là môi trường thuận lợi cho tuyến trùng sinh trưởng, phát triển và gây hại). Cần bón bổ sung các dinh dưỡng trung, vi lượng cần thiết cho cây trồng để tăng khả năng chống chịu với sâu bệnh của cây.
- Kiểm tra pH định kỳ bằng giấy quỳ tím để có cách xử lý kịp thời sao cho đất trồng không bị chua (đây là loại đất có mật độ tuyến trùng cao).

4.2. Biện pháp hóa học

- Đối với đất đã bị nhiễm tuyến trùng từ vụ trước: Sau khi thu hoạch vụ trước xong tiến hành cày, phay và phơi đất trong 5-7 ngày, sau đó dùng vôi bột với lượng 100-150kg/1000m2 + thuốc NOKAPH 10GR rải đều trên mặt đất với lượng 5-7kg/1000m2 rồi phay lại lần nữa để tiêu diệt tuyến trùng tồn tại trong đất.
- Đối với vườn đã trồng cây con bị nhiễm tuyến trùng, tiến hành dùng Nano khoáng canxi + Tervigo 020 SC hoặc bộ đôi Sicosin 056SL+Agrispon 056SL tưới vào đất xung quanh gốc cây để tiêu diệt tuyến trùng trong đất và trong rễ cây. Nếu vườn bị nặng tiến hành tưới hai lần liên tục cách nhau 3-5 ngày. Lưu ý, khi tưới nên tưới thủ công hoặc dùng bình bơm (tháo béc phun) ra tưới trực tiếp vào phần đất xung quanh cây để đạt hiệu quả cao nhất.
- Sau khi tưới thuốc hóa học xong dùng bộ ba  Trichoderma Bacillus, EM Root, EM HLC tưới vào gốc để phòng trừ nấm bệnh, tuyến trùng và kích thích rễ mới phát triển.

4.3. Biện pháp sinh học

- Xử lý đất bằng vôi bột với lượng 50-70kg/1000m2, cày phay lật đất và phơi đất trước khi trồng từ 5-7 ngày.
- Không sử dụng phân chuồng tươi, phân chưa hoai mục bón vào đất (vì đây là nguồn tuyến trùng rất lớn). Chỉ sử dụng các loại phân chuồng hoai mục hoàn toàn trước khi bón cho cây.
- Ngay từ đầu vụ trồng cần tiến hành dùng EM Plus+Phân chuồng hoai mục rắc vào đất để cải tạo đất, bổ sung thêm các vi sinh vật có ích và cải tạo pH đất. Từ đó tạo môi trường không thuận lợi cho tuyến trùng sinh trưởng và phát triển.
- Trước khi trồng cây con 1 ngày (sau khi đã lên luống, phủ bạt và đục lỗ xong) dùng Trichoderma Bacillus+EM Root+EM HLC tưới vào đất ngay vị trí trồng cây.
- Sau khi trồng 5-7 ngày, khi cây đã bén phân tưới nhắc lại lần hai. 
- Sau đó định kỳ 15-20 ngày tưới nhắc lại một lần, trong suốt vụ dưa lưới có thể tưới 3-4 lần là được.
Lưu ý, nên tưới thủ công vào vùng đất và gốc cây là tốt nhất để tăng hiệu quả                       
Kính chúc bà con có nhiều vụ mùa bội thu!
Nguồn: ThS. Đoàn Công Nghiêm-GĐ Kỹ thuật Công ty Cổ phần HLC Hà Nội
Đọc thêm 
>>>Bệnh phấn trắng hại cây họ bầu bí (dưa lưới, dưa lê, dưa hấu, bầu, bí…) nguyên nhân và cách phòng trừ

>>> Bệnh sương mai, giả sương mai hại cây họ bầu bí cách phân biệt và phòng trừ
---------------------------------------------------
Mọi thắc mắc, bà con hãy để lại bình luận ở dưới bài viết hoặc liên hệ ngay HLC để được tư vấn:
Công ty CP HLC HÀ NỘI
Hotline:0399 156 166 - 0707 888 666
CN Miền Bắc: 268 Vũ Hữu, Thanh Xuân, Hà Nội.
CN Miền Nam: Số 32, Đường HT26, phường Hiệp Thành, Quận 12, TP Hồ Chí Minh
Fanpage: Chế phẩm sinh học HLC 
 
Hoặc gửi liên hệ cho chúng tôi theo mẫu dưới đây:
Dấu * là phần không được để trống

►TIN NỔI BẬT

Call
Gọi ngay
Call
Zalo
Call
Messenger