BỆNH SƯƠNG MAI, GIẢ SƯƠNG MAI HẠI CÂY HỌ BẦU BÍ CÁCH PHÂN BIỆT VÀ PHÒNG TRỪ

1.Nguyên nhân gây bệnh:

Cả hai bệnh đều do nấm Pseudoperonospora cubensis gây ra, sợi nấm được hình thành trong các tế bào của cây để hấp thu các chất dinh dưỡng.
Đây là loại nấm ký sinh chuyên tính (ngoại ký sinh), hình thành bào tử phân sinh và rất dễ lây lan truyền bệnh nhờ gió, nước mưa, nước tưới trong điều kiện có ẩm độ cao (mưa phùn, mưa nhỏ hoặc giọt sương...) và có nhiệt độ thích hợp (nhiệt độ không khí trong khoảng > 20°C). Nấm gây bệnh tồn tại chủ yếu ở dạng sợi nấm và bào tử.
Bệnh lây lan qua tàn dư cây bệnh, cỏ dại từ vụ này sang vụ khác. Trong điều kiện thuận lợi nấm bệnh lây lan bằng bào tử phân sinh. Đặc điểm thời tiết đêm và sáng se lạnh, xuất hiện sương mù, hiện tượng sương mù tan dần khi có nắng, biên độ nhiệt độ ngày và đêm cao rất thuận lợi để bệnh phát triển.

2.Triệu chứng:

2.1. Bệnh sương mai:

- Bệnh phát sinh gây hại trên hầu hết các bộ phận của cây, nhưng phổ biến nhất là trên lá. Vết bệnh ban đầu là những chấm nhỏ, không màu hoặc màu xanh nhạt sau đó chuyển sang màu xanh vàng đến nâu nhạt. Vết bệnh nằm rải rác trên lá thường có góc cạnh và bị giới hạn bởi các gân lá.

- Quan sát kỹ mặt lá dưới sẽ thấy ướt sũng, có lớp bụi màu hơi ngả tím, lớp bụi này chỉ nằm gọn trong tiết diện của gân lá mà không lan ra ngoài. Hiện tượng này nhanh chóng mất đi dưới ánh mặt trời. Lớp bụi này chính là cơ quan sinh sản của nấm và phát tán nhờ gió. Vết bệnh được thấy rõ trên mặt lá.

 

2.2. Bệnh Giả Sương mai:

- Bệnh xuất hiện từ lúc cây bắt đầu có lá thật cho đến cuối vụ, bắt đầu từ những lá phía dưới của cây.
- Bệnh phát sinh gây hại trên tất cả các bộ phận của cây, nhưng phổ biến nhất là trên lá. 
- Khi nhìn phía trên lá xuống chỉ thấy những đốm vàng loang lổ, vết bệnh không bị giới hạn bởi các gân lá. Do đó vết bệnh thường có hình bất định.
- Bệnh giả sương mai thường phát triển và gây hại mạnh ở mặt dưới của lá 
- Bệnh nặng gây rách các mô tế bào, thậm chí làm lá biến dạng, cây phát triển yếu, toàn lá héo khô và chết dính trên cây.
- Khi gặp điều kiện thời tiết thuận lợi (mưa phùn, nhiệt độ tương đối thấp), quan sát mặt dưới lá, chỗ vết bệnh thường thấy một lớp nấm mọc thưa, màu trắng xám (nên dễ nhầm lẫn với bệnh phấn trắng)

 

3. Cách phân biệt bệnh sương mai và giả sương mai trên cây họ bầu bí

4.Biện pháp phòng trừ

4.1. Biện pháp canh tác:

- Vệ sinh đồng ruộng, dọn sạch tàn dư cây bệnh để tránh nguồn bệnh lây lan trong vườn.
- Luân canh cây trồng khác họ để hạn chế nguồn bệnh từ vụ này sang vụ khác.
- Sử dụng giống chống chịu với nấm bệnh.
- Làm luống cao, thoát nước tốt khi có mưa to.
- Nếu trồng trên đất thì cần sử dụng màng phủ nông nghiệp và làm sạch cỏ dại để hạn chế nguồn nấm bệnh.
- Bón phân cân đối NPK, bổ sung thêm Canxi và Silic để tăng khả năng chống chịu của cây đối với nấm bệnh. Không nên bón dư hoặc quá nhiều đạm.
- Trồng cây với mật độ thích hợp, không trồng quá dày để tạo độ thông thoáng và giảm độ ẩm trong vườn.
- Tỉa bớt lá chân và chồi bên không cần thiết, tạo độ thông thoáng cho cây.
- Khi lá và cây bị nhiễm bệnh nặng cần cắt bỏ và nhổ đem ra khỏi vườn tiêu hủy tránh để lây lan sang cây khác.

4.2. Biện pháp kết hợp hóa sinh.

- Để phòng bệnh từ trước cần chủ động sử dụng chế phẩm Nano Bạc đồng + Nano Đồng Oxyclorua (với liều theo khuyến cáo) phun định kỳ 7 -10 ngày/lần để phòng nấm bệnh.
- Khi cây mới xuất hiện bệnh dùng Nano Bạc đồng+Nano Đồng Oxyclorua phun kép hai ngày liên tục để cho bệnh đứng lại (với liều cao gấp 1,5 lần so với khuyến cáo).
- Đối với những vườn phát hiện bệnh muộn và bệnh đã gây hại nặng sử dụng Mancozeb xanh 80WP+Aliette 800WG phun hai ngày liên tục để tiêu diệt nấm bệnh. Sau khi đã khống chế được bệnh tiếp tục sử dụng Nano Bạc đồng+Nano đồng Oxyclorua phun định kỳ 7-10 ngày một lần để khống chế bệnh hại. Lưu ý, khi cây đang mang quả thì không sử dụng Mancozeb xanh mà thay thế bằng Amistatop 325SC để phun (vì Mancozeb xanh khi phun sẽ dính lên quả rất khó lau chùi).
- Khi phun thì cần chú ý phun đẫm và kỹ hai mặt lá và phun xuống nền nhà, nền đất và xung quanh để đạt hiệu quả cao nhất.
- Khi cây bị bệnh thì không phun chung thuốc trừ bệnh với bất kỳ loại phân bón lá hay chất kích thích sinh trưởng nào.

Kính chúc bà con có nhiều vụ màu bội thu!
Nguồn: ThS. Đoàn Công Nghiêm-GĐ Kỹ thuật Công ty Cổ phần HLC Hà Nội
-------------------------------------------------------------------------------------------
Mọi thắc mắc, bà con hãy để lại bình luận ở dưới bài viết hoặc liên hệ ngay HLC để được tư vấn:
Công ty CP HLC HÀ NỘI
Hotline:0399 156 166 - 0707 888 666
CN Miền Bắc: 268 Vũ Hữu, Thanh Xuân, Hà Nội.
CN Miền Nam: Số 32, Đường HT26, phường Hiệp Thành, Quận 12, TP Hồ Chí Minh

 
Hoặc gửi liên hệ cho chúng tôi theo mẫu dưới đây:
Dấu * là phần không được để trống

►TIN NỔI BẬT

Call
Gọi ngay
Call
Zalo
Call
Messenger