RỤNG TRÁI NON Ở SẦU RIÊNG, NGUYÊN NHÂN VÀ CÁCH KHẮC PHỤC

Do khí hậu nước ta là nhiệt đới ẩm gió mùa, việc thay đổi thời tiết nhanh chóng gây ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của cây sầu riêng. Ở phía Nam, nơi sầu riêng được trồng rất nhiều thì thường xuyên xảy ra hiện tượng nắng nóng lâu ngày rồi đột ngột chuyển mưa. Bên cạnh đó biên độ nhiệt (nhiệt độ chênh lệch giữa ngày và đêm) tương đối lớn làm cho cây không kịp thích nghi dẫn đến việc sầu riêng bị rụng trái non.

NGUYÊN NHÂN SẦU RỤNG TRÁI NON

Hiện nay, cây sầu riêng đang trong giai đoạn mang quả, hiện tượng rụng trái non có thể do nhiều nguyên nhân gây ra như: Rụng trái non sinh lý, rụng do cây thiếu dinh dưỡng, do thời tiết bất lợi như mưa nhiều, nắng to,…
Để hạn chế hiện tượng sầu riêng rụng trái non thì việc chăm sóc đúng kỹ thuật và kịp thời sẽ giúp cây sầu riêng sinh trưởng và phát triển tốt, đồng thời sẽ khắc phục được hiện tượng rụng trái non đang xảy ra rất nhiều trong giai đoạn hiện nay.

BIỆN PHÁP XỬ LÝ

1. Tỉa quả

 Nên cần thiết phải tỉa bớt quả nhằm tạo cho quả đảm bảo về chất lượng cũng như trọng lượng quả.
Cách tỉa và thời điểm tỉa quả: 

- Lần 1: Quả được 3-4 tuần sau khi hoa nở, tỉa những quả có cuống nhỏ, chen chúc trong chùm quả, trái méo, trái bị sâu bệnh (để lại 6-8 quả/chùm).
- Lần 2: Quả được 8 tuần sau khi hoa nở: Tỉa quả cong vẹo, dị dạng (để lại 3-4 quả/chùm).
- Lần 3: Quả được 10 tuần sau khi hoa nở: Cắt tỉa những trái có hình dạng không đặc trưng của giống. Tạo thuận lợi cho phát triển cơm, kích thước và hình dáng trái. Chỉ để 2-3 quả/chùm, khoảng 70-120 quả/cây (tùy theo từng cây).

2. Phun phân để dưỡng quả

Giai đoạn này bà con nên sử dụng CanxiBo + Vi lượng để giúp hạn chế tình trạng sầu riêng rụng trái non
Từ giai đoạn xả nhụy đến khi quả được 35-40 ngày tuổi. Phun định kỳ 7-15 ngày/lần bằng combo dinh dưỡng (Tạo tướng trái + Amino Bio) để cung cấp dinh dưỡng nuôi quả.
Trong thời điểm này cây có hiện tượng ra đọt non thì phun MKP 0-52-34 phun định kỳ 3-5 ngày/lần để hạn chế đọt non, lá non phát triển để tránh tình trạng cạnh tranh dinh dưỡng giữa lá và quả non gây rụng quả non.
Cần phối hợp phun phòng nấm để kháng lại bệnh thối trái, xì mủ thân (giai đoạn này quả nở gai rất mẫn cảm với bệnh thối quả do nấm phát triển).
Một số biện pháp chống sượng quả
Giai đoạn trái chuyển từ non sang già là giai đoạn tích lũy tinh bột nên cây rất cần các vi lượng như Mg2+, Zn2+, Cu2+… giúp cho cây quang hợp tốt, trái không bị sượng. Khi trái sầu riêng chuyển hóa tinh bột thì việc bổ sung Kali (kali trắng) là rất cần thiết. Không bón kali đỏ làm trái dễ bị sượng.
Khi vào mùa mưa cần thiết phải làm cho bồn thoát nước tốt để tránh làm úng nước sẽ gây ra tình trạng sầu riêng rụng trái non

3. Phòng trừ sâu bệnh giai đoạn nuôi trái sầu riêng

Việc hạn chế tình trạng sầu riêng rụng trái non bà con vẫn phải lưu ý một số sâu bệnh hại như sau:
Bệnh xì mủ thân, thối trái do nấm Phytopthora
Bà con anh chị tham khảo bài viết dưới đây để có cách khắc phục và xử lý và phòng bệnh hiệu quả hơn nhé
>>> Nhận biết và phòng trừ nứt thân xi mủ trên sầu riêng 

Nhện đỏ
Đây là đối tượng gây hại mạnh cây sầu riêng vào giai đoạn mùa khô và chúng tập trung chủ yếu ở mặt dưới của lá, đặc biệt là các lá bánh tẻ. Vết chích lúc đầu chỉ là những đốm nhỏ màu xám trắng, nhiều vết chích liên kết lại tạo ra những khoang, những đốm lớn mất màu ảnh hưởng đến sự quang hợp của lá, bị hại nặng lá có thể bị khô và rụng.
Biện pháp phòng trừ: Phát hiện kịp thời để phun trừ khi sâu non còn nhỏ (tuổi 1, 2). Dùng một trong các loại thuốc trừ sâu như: Vovinam 2.5EC, Tungcydan 55EC, 30EC, Tungent 5SC và Tungperin 10EC, 25EC để phòng trừ. 

Rầy phấn trắng
Biện pháp phòng: Phun thuốc trừ rầy định kỳ khi mỗi đợt lá mới hình thành.
Biện pháp trừ: Sử dụng các thuốc trừ sâu  có gốc Acrinathrin (Rufast 3EC), Spirotetramat (Monvento 150OD). Có thể phun kết hợp phân bón qua lá với thuốc phòng trừ rầy phấn trắng để giúp bộ lá phát triển tốt hơn.
******
Tuy nhiên việc sử dụng các loại thuốc hóa học đã làm biến mất sự tồn tại của các loài thiên địch. Điều này dẫn đến sự gia tăng nhanh chóng số lượng côn trùng hại trong vườn. Nhiều loại thuốc hóa học khi sử dụng liên tục sẽ làm thay đổi các đặc tính sinh lý của loài côn trùng này, dẫn tới tình trạng sâu, côn trùng hại nhờn thuốc.
Vì vậy, việc sử dụng các loại chế phẩm sinh học để kiểm soát nhện hại ngày nay dần được các nhà vườn lựa chọn sử dụng. Các loại chế phẩm sinh học giúp kiểm soát mật độ nhện hại trong vườn một cách an toàn – hiệu quả – bền vững. Mật độ nhện hại ngày càng giảm dần theo thời gian. Bên cạnh đó là sự quay trở lại của các loại thiên địch có lợi trong vườn.
Bà con có thể tham khảo một số dòng trừ sâu sinh học của HLC để phòng trừ cho vườn nhà mình bioplus, nấm ba màu, thảo mộc.
------------------------------
Mọi thắc mắc, bà con hãy để lại bình luận ở dưới bài viết hoặc liên hệ ngay HLC để được tư vấn:
Công ty CP HLC HÀ NỘI
Hotline:0399 156 166 - 0707 888 666
CN Miền Bắc: 268 Vũ Hữu, Thanh Xuân, Hà Nội.
CN Miền Nam: Số 32, Đường HT26, phường Hiệp Thành, Quận 12, TP Hồ Chí Minh
Fanpage: Chế phẩm sinh học HLC 

 
 
 
 
Hoặc gửi liên hệ cho chúng tôi theo mẫu dưới đây:
Dấu * là phần không được để trống

►TIN NỔI BẬT

Call
Gọi ngay
Call
Zalo
Call
Messenger