GIẢI PHÁP PHÒNG VÀ TRỪ BỆNH DO NẤM KHUẨN GÂY HẠI TRÊN CHANH DÂY: ĐỐM DẦU,ĐỐM NÂU, ĐỐM XÁM

1. BỆNH DO VI KHUẨN GÂY RA

1.1 Bệnh đốm dầu (bã trầu) 
- Tác nhân: do vi khuẩn Pseudomonas passiflorae gây ra.
- Đặc điểm và triệu chứng gây hại:
Bệnh gây hại trên lá, thân và quả dẫn đến sự mất mùa thậm chí có thể gây chết cây. Trên lá bệnh tạo nên những vết thương từ mầu ôliu tới màu nâu, thường bao quanh bởi quầng sáng màu vàng nhạt, bệnh nặng dẫn đến rụng lá, trên thân còn non, dấu hiệu đầu tiên của sự xâm nhiễm là những vết lõm màu xanh đen, mọng nước. Sau sẽ phát triển thành màu nâu sáng,có viền rõ ràng với phần không bị bệnh.
Trên thân gỗ già, triệu chứng ban đầu là những đốm nhỏ hình tròn có màu xanh đen, hơi lõm xuống, sau đó lan rộng ra và có màu nâu tối, những vết bệnh này bao quanh chồi non và gây chết cây. Những dấu hiệu đầu tiên của sự nhiễm bệnh trên trái là trái nhỏ, màu xanh tối, vết bệnh phát triển thành những vòng tròn, thô nhám, mảng lốm đốm mọng nước, làm trái rụng sớm và thối trái. Đốm dầu thường xảy ra vào mùa thu và mùa khô.



1.2 Bệnh héo rũ vi khuẩn
- Tác nhân: do vi khuẩn Pseudomnas syringae gây ra.
- Đặc điểm và triệu chứng gây hại: Loài vi khuẩn này có mối liên hệ mật thiết đối với mầm bệnh của vi khuẩn gây bệnh đốm dầu. Triệu chứng của 2 loại bệnh này tương tự nhau, và cách thức phòng trừ cũng giống nhau. Nếu quản lý tốt bệnh đốm dầu thì bệnh héo vi khuẩn sẽ ít có khả năng xuất hiện. Triệu chứng bệnh do vi khuẩn Pseudomnas syringae gây hại trên quả.

2. BỆNH DO NẤM GÂY RA
2.1. Bệnh đốm nâu 
- Tác nhân: do nấm Alternaria passiflorae gây ra. 
- Đặc điểm và triệu chứng gây hại: Đây là một bệnh nghiêm trọng, ảnh hưởng đến lá, thân và quả, xuất hiện vào mùa xuân và đầu mùa hè. Trên lá, đầu tiên xuất hiện những đốm màu nâu nhỏ, sau đó lan rộng ra thành đốm lớn có tâm màu sáng và có hình dạng bất định. Trên thân, vết bệnh có hình thon dài với màu nâu đen, thường xuất hiện gần nách lá hoặc gân lá (do bị tổn thương cơ giới, cây bị chảy nhựa).
Khi vết bệnh bao quanh thân cây thì chồi non sẽ bị héo, quả teo lại và rụng sớm. Trên quả, vết bệnh đầu tiên chỉ nhỏ như mũi kim sau lan rộng thành những vòng tròn lớn với vết nâu lõm có tâm màu nâu. Dần dần phần vỏ quả xung quanh vết bệnh bị nhăn nheo và quả bị rụng. Triệu chứng bệnh đốm nâu (Alternaria passiflorae) gây hại trên quả và lá chanh dây Triệu chứng bệnh bả trầu (Alternaria alternata) trên quả và lá

2.2. Bệnh đốm xám: 
- Tác nhân: do nấm Septoria passiflorae gây ra.
- Đặc điểm và triệu chứng gây hại: Bệnh tấn công các bộ phận lá, thân, và quả, gây hại nặng có thể làm rụng lá, rụng quả sớm dẫn đến giảm năng suất. Bệnh thường xuất hiện trong suốt mùa hè và mùa thu. Trên lá, vết bệnh thường không có hình dạng cố định, chỉ là những đốm nhỏ màu nâu sáng, nhanh chóng lan rộng và làm lá rụng. Trên thân, vết bệnh xuất hiện tương tự như ở trên lá. Nhưng có đặc điểm vết bệnh thường lõm sâu vào trong thân. Trên quả, vết bệnh đầu tiên cũng là những đốm nhỏ, tương tự như trên lá và thân. Sau đó những đốm này tạo thành những vết thương tổn lớn gây nên hiện tượng rụng lá và quả. Triệu chứng bệnh đốm xám (Septoria passiflorae) trên quả

3. BIỆN PHÁP PHÒNG TRỪ BỆNH
3.1 Biện pháp canh tác:

- Trồng mật độ hợp lý, tỉa bỏ bớt lá già, lá gốc để tạo độ thông thoáng
- Sau khi thu hoạch, thu gom sạch tàn dư của cây, đặc biệt là những cây bị bệnh và cỏ trên vườn đem tiêu hủy để hạn chế nguồn bệnh ban đầu trên đồng ruộng cho vụ sau.
- Không nên trồng dày để vườn luôn thông thoáng, giảm bớt độ ẩm trong ruộng.
- Bón phân cân đối giữa đạm, lân và kali, tăng cường bón thêm phân hữu cơ, vôi bột và phân kali hoặc tro trấu cũng có tác dụng làm giảm tác hại của bệnh.
- Kiểm tra vườn để phát hiện và nhổ bỏ sớm những cây bị bệnh đem tiêu hủy để tránh lây lan ra cây khác. Sau khi nhỏ bỏ bón vôi bột vào chỗ vừa nhổ để khử trùng đất.

3.2 Biện pháp hoá sinh:
- Để phòng bệnh từ trước cần chủ động sử dụng chế phẩm Nano Bạc đồng + Nano Đồng Oxyclorua (với liều theo khuyến cáo) phun định kỳ 7 -10 ngày/lần để phòng nấm bệnh.
- Khi cây mới xuất hiện bệnh dùng Nano Bạc đồng+Nano Đồng Oxyclorua phun kép hai ngày liên tục để cho bệnh đứng lại (với liều cao gấp 1,5 lần so với khuyến cáo).
- Đối với những vườn phát hiện bệnh muộn và bệnh đã gây hại nặng sử dụng thuốc như Amistar 250SC , Ridomil Gold 68WP phun hai ngày liên tục để tiêu diệt nấm bệnh. 
- Sau khi đã khống chế được bệnh tiếp tục sử dụng Nano Bạc đồng+Nano đồng Oxyclorua phun định kỳ 7-10 ngày một lần để khống chế bệnh hại- Khi phun thì cần chú ý phun đẫm và kỹ hai mặt lá và phun xuống nền nhà, nền đất và xung quanh để đạt hiệu quả cao nhất.
- Khi cây bị bệnh thì không phun chung thuốc trừ bệnh với bất kỳ loại phân bón lá hay chất kích thích sinh trưởng nào.
-Để tăng khả năng chống chịu của cây, sử dụng Nano Silic phun hoặc tưới gốc 10-15 ngày/lần để giúp cho thành vách tế bào dầy, cây khỏe và tăng cường dẫn truyền các chất dinh dưỡng được tốt hơn hạn chế sự xâm nhập của nấm bệnh.
Kính chúc bà con có nhiều vụ màu bội thu!
Đọc thêm: 
>>> Quản lý hiệu quả bệnh phấn trắng trên chanh dây
-----------------------------------------------------------------
Mọi thắc mắc, bà con hãy để lại bình luận ở dưới bài viết hoặc liên hệ ngay HLC để được tư vấn:
Công ty CP HLC HÀ NỘI
Hotline:0399 156 166 - 0707 888 666
CN Miền Bắc: 268 Vũ Hữu, Thanh Xuân, Hà Nội.
CN Miền Nam: Số 32, Đường HT26, phường Hiệp Thành, Quận 12, TP Hồ Chí Minh
Hoặc gửi liên hệ cho chúng tôi theo mẫu dưới đây:
Dấu * là phần không được để trống

►TIN NỔI BẬT

Call
Gọi ngay
Call
Zalo
Call
Messenger