Với tiềm năng, lợi thế của chanh dây khi là một trong những loại quả được xuất khẩu chính ngạch sang Trung Quốc. Loại cây dễ trồng, dễ chăm sóc, nhanh cho thu hoạch. Chính vì vậy hiện nay chanh dây được trồng phổ biến và rộng rãi tại các tỉnh Tây Nguyên như Đăk Lắk, Gia Lai, Đăk Nông, Kon Tum. Diện tích cây chanh dây được mở rộng liên tục tuy nhiên việc quản lý và chăm sóc cây chanh dây còn mang tính kinh nghiệm, dịch bệnh xảy ra nhiều nơi, khó kiểm soát.
Tại Đăk Lăk chúng tôi có đi thăm nhiều vườn trồng chanh dây, có những vườn tỷ lệ nhiễm bệnh virus tăng cao lên tới 80-90%, nhiều vườn chanh dây bà con phải bỏ do không có khả năng phục hồi. Một trong những bệnh gây hại nặng, khó trị đó là bệnh do virus.
Trên cây chanh dây có nhiều loại bệnh do virus gây ra (xét trên lý thuyết có tới 13 loại bệnh do virus gây hại chanh dây). Tuy nhiên theo các cán bộ kỹ với nhiều năm kinh nghiệm thực tế thu thập các mẫu bệnh do virus gây hại trên chanh dây tại các tỉnh Tây Nguyên (chủ yếu tại Đăk Lăk – Đăk Nông) thấy rằng cây chanh dây thường bị nhiễm phổ biến 2 nhóm Virus đó là: Virus Passion fruit woodiness (PWV) và Virus Papaya leaf curl virus (PLCV).
Tại Đăk Lăk chúng tôi có đi thăm nhiều vườn trồng chanh dây, có những vườn tỷ lệ nhiễm bệnh virus tăng cao lên tới 80-90%, nhiều vườn chanh dây bà con phải bỏ do không có khả năng phục hồi. Một trong những bệnh gây hại nặng, khó trị đó là bệnh do virus.
Trên cây chanh dây có nhiều loại bệnh do virus gây ra (xét trên lý thuyết có tới 13 loại bệnh do virus gây hại chanh dây). Tuy nhiên theo các cán bộ kỹ với nhiều năm kinh nghiệm thực tế thu thập các mẫu bệnh do virus gây hại trên chanh dây tại các tỉnh Tây Nguyên (chủ yếu tại Đăk Lăk – Đăk Nông) thấy rằng cây chanh dây thường bị nhiễm phổ biến 2 nhóm Virus đó là: Virus Passion fruit woodiness (PWV) và Virus Papaya leaf curl virus (PLCV).
1. Virus Passion fruit woodiness (PWV)
1.1. Triệu chứng
Trái bất bình thường, lốm đốm điển hình trên lá, lốm đốm vàng, chùn đọt, từng mảng trong suốt, đốm vòng trên lá, đốm vòng trên trái, chấm nhỏ trên trái, dạng lá dương sĩ, vàng chóp lá, lốm đốm trên cuống, phình to dây.
Triệu chứng bệnh trên quả: vỏ trái bị mốc trắng, bề mặt vỏ trái mất độ bóng nhẵn
1.2. Tác nhân gây bệnh
Bệnh có thể lan truyền cơ giới qua chủng nhân tạo, truyền qua chiết ghép, dụng cụ làm vườn nhưng không truyền qua hạt.
Bệnh này có thể lan truyền qua rầy mềm (rệp muội) Myzus persicae, Aphis gossypii và Aphis fabae dưới hình thức lan truyền không bền vững
Bệnh này có thể lan truyền qua rầy mềm (rệp muội) Myzus persicae, Aphis gossypii và Aphis fabae dưới hình thức lan truyền không bền vững
2. Quăn lá do Virus Papaya leaf curl virus (PLCV).
2.1. Triệu chứng .
Bệnh xuất hiện với triệu chứng điển hình là lá bị quăn queo rất nặng, lá nhăn nheo và biến dạng, chiều dài lá, lóng thân bị ngắn lại. Lá bị giảm kích thước nghiêm trọng, thể hiện triệu chứng gân trong. Rìa lá bị uốn cong xuống, hướng vào bên trong. Lá trên cây bị bệnh có màu xanh đậm, trở nên dầy hơn và giòn.
Triệu chứng bệnh trên lá:Lá biến dạng xoăn lá và chùn ngọn
2.2 Tác nhân gây bệnh
Bệnh lan truyền qua rầy phấn trắng (white fly)3. Biện pháp quản lý chung
Sử dụng cây giống sạch bệnh từ đơn vị sản xuất có uy tín thông qua ghép từ mắt ghép, gốc ghép sạch bệnh được nhân trong nhà lưới chống côn trùng.
Hạn chế sự lan truyền qua dụng cụ làm vườn, trong quá trình cắt tỉa từng cây cần có biện pháp xử lý tiệt trùng dụng cụ bằng xà phòng hoặc Na2PO4 (3%) để tránh lây nhiễm từ cây cây bị bệnh sang cây khỏe.
Tránh, hạn chế lây lan qua rầy mềm bằng cách kiểm soát rầy mềm qua các đợt đọt non.
Treo bẫy dính màu vàng trong vườn để dự báo côn trùng chích hút, bắt rầy phấn trắng và dự báo để phun xịt kịp thời
Sử dụng giấy bạc, tạo ánh sáng phản xạ xua đuổi côn trùng chích hút.
Sử dụng thuốc trừ sâu lưu dẫn: Confidor, Admire,… thuộc nhóm Imidichloride theo liều lượng khuyến cáo trên bao bì
Sử dụng thuốc trừ sâu nhóm Monocrotophos như: Apadrin 50SL,
Magic 50SL, Nuvacron 40 SCW/DD, 50 SCW/DD, Thunder 515DD
Hoặc sử dụng đan xen các dòng sinh học như Bio Plus, Thảo mộc phun phòng định kỳ hạn chế tính kháng thuốc ở sâu bệnh hại.
Tránh trồng xen với cây trồng là ký chủ ưa thích của rầy mềm, rầy phấn trắng như cà tím, ớt, khoai tây, thuốc lá và các cây thuộc họ bầu bí.
Vệ sinh vườn trồng, cắt tỉa chồi, lá bệnh, quả bệnh đem tiêu hủy, tưới đủ nước, giữ nước trong mùa khô, bón phân cân đối và hợp lý, tránh bón quá nhiều đạm nhất là trong mùa mưa.
-------------------------------------------------------------------------
Mọi thắc mắc, bà con hãy để lại bình luận ở dưới bài viết hoặc liên hệ ngay HLC để được tư vấn:
Công ty CP HLC HÀ NỘI
Hotline:0399 156 166 - 0707 888 666
CN Miền Bắc: 268 Vũ Hữu, Thanh Xuân, Hà Nội.
CN Miền Nam: Số 32, Đường HT26, phường Hiệp Thành, Quận 12, TP Hồ Chí Minh.
Hạn chế sự lan truyền qua dụng cụ làm vườn, trong quá trình cắt tỉa từng cây cần có biện pháp xử lý tiệt trùng dụng cụ bằng xà phòng hoặc Na2PO4 (3%) để tránh lây nhiễm từ cây cây bị bệnh sang cây khỏe.
Tránh, hạn chế lây lan qua rầy mềm bằng cách kiểm soát rầy mềm qua các đợt đọt non.
Treo bẫy dính màu vàng trong vườn để dự báo côn trùng chích hút, bắt rầy phấn trắng và dự báo để phun xịt kịp thời
Sử dụng giấy bạc, tạo ánh sáng phản xạ xua đuổi côn trùng chích hút.
Sử dụng thuốc trừ sâu lưu dẫn: Confidor, Admire,… thuộc nhóm Imidichloride theo liều lượng khuyến cáo trên bao bì
Sử dụng thuốc trừ sâu nhóm Monocrotophos như: Apadrin 50SL,
Magic 50SL, Nuvacron 40 SCW/DD, 50 SCW/DD, Thunder 515DD
Hoặc sử dụng đan xen các dòng sinh học như Bio Plus, Thảo mộc phun phòng định kỳ hạn chế tính kháng thuốc ở sâu bệnh hại.
Tránh trồng xen với cây trồng là ký chủ ưa thích của rầy mềm, rầy phấn trắng như cà tím, ớt, khoai tây, thuốc lá và các cây thuộc họ bầu bí.
Vệ sinh vườn trồng, cắt tỉa chồi, lá bệnh, quả bệnh đem tiêu hủy, tưới đủ nước, giữ nước trong mùa khô, bón phân cân đối và hợp lý, tránh bón quá nhiều đạm nhất là trong mùa mưa.
-------------------------------------------------------------------------
Mọi thắc mắc, bà con hãy để lại bình luận ở dưới bài viết hoặc liên hệ ngay HLC để được tư vấn:
Công ty CP HLC HÀ NỘI
Hotline:0399 156 166 - 0707 888 666
CN Miền Bắc: 268 Vũ Hữu, Thanh Xuân, Hà Nội.
CN Miền Nam: Số 32, Đường HT26, phường Hiệp Thành, Quận 12, TP Hồ Chí Minh.