BỆNH CHẢY GÔM TRÊN CÂY ĂN QUẢ CÁCH NHẬN BIẾT VÀ PHÒNG TRỪ

1.Nguyên nhân gây bệnh.

Bệnh chảy gôm trên cây ăn quả do nấm Phytophthora sp. gây ra. Nấm gây bệnh lưu tồn trong đất, trong nước, bào tử nấm có khả năng di chuyển trong nước.
Đây là loại bệnh thường gặp phổ biên trên các loại cây ăn quả như: Cam, bưởi, xoài, táo, nhãn, sầu riêng, đu đủ. Ngoài ra bệnh còn gây hại trên một số loại cây cảnh như đào, mai…

2. Điều kiện phát sinh bệnh chảy gôm trên cây ăn quả

- Bệnh chảy gôm trên cây ăn quả do nấm Phytophthora sp. gây ra. Nấm tồn tại sẵn trong đất, khi gặp điều kiện thuận lợi như nhiệt độ thấp, độ ẩm cao, mưa gió liên tục, quá trình chăm sóc cây kém nấm bệnh sẽ phát triển nhanh chóng.
- Bệnh còn phát triển mạnh ở những vườn đất xấu, bị nén chặt, kém thoáng khí, pH thấp, thiếu hữu cơ.
- Bệnh phát triển nhiều trong điều kiện thời tiết nóng và mưa nhiều, vườn cây rậm rạp, nhất là các chùm quả khuất trong tán lá. Các vết cắn phá của côn trùng trên quả tạo điều kiện cho mầm bệnh xâm nhiễm và phát triển.
- Bệnh thường gây hại nặng vào mùa mưa cho những vườn canh tác lâu năm, thường xuyên bị ngập úng, mật độ trồng dày, ít được bón phân hữu cơ, không bón vôi…
Nấm Phytophthora sp. tấn công vào phần rễ non dưới mặt đất, sau đó lan dần đến phần vỏ, làm chảy gôm
- Nấm Phytophthora sp. phát triển mạnh trong khoảng nhiệt độ từ 16 - 32oC, ẩm độ không khí từ 80 đến 95%, nhất là trong mùa mưa.

3. Triệu chứng gây hại của bệnh.

Bệnh tấn công trên tất cả các bộ phận của cây như: thân, lá, cành, hoa, quả. Trong đó triệu chứng thối thân chảy nhựa là quan trọng nhất.
Trên thân, cành: Có các vết nứt ngắn hoặc dài, vết bệnh ướt và có nhựa nâu chảy ra. Vỏ thân và gỗ bên dưới bị chuyển sang màu hồng nhạt, có bớt tím, viền gợn sóng, bệnh lan dần vào bó mạch. Khi cạo lớp vỏ bị bệnh ra thấy phần gỗ có màu nâu sẫm dọc theo thân, cành. Khi cây sầu riêng bị bệnh, vỏ cây bị thối không đưa được nước và dinh dưỡng lên trên sẽ khiến cây còi cọc, kém phát triển, lâu dần cây sẽ chết.


Triệu chứng bệnh trên thân
Trên lá: Vết bệnh bạn đầu là những chấm nhỏ màu nâu, thường có dạng gần tròn, sũng nước với rìa màu vàng nhạt. Vết bệnh lan rộng nhanh trong điều kiện độ ẩm không khí cao, thường bắt đầu xuất hiện từ phía cuống lá, cành non làm phần phía trên héo nhanh, rũ và chết dần. 


Triệu chứng bệnh trên lá
Trên trái: Vết bệnh đầu tiên là một đốm đen nhỏ sũng nước lan rộng nhanh. Vết thối có thể lan sâu hỏng phần cơm bên trong của trái. Trên vết bệnh có thể thấy nấm tạo thành một lớp trên bề mặt màu trắng xám với rất nhiều bào tử và có khả năng lây lan qua gió, mưa và nước tưới.

Triệu chứng bệnh trên một số loại quả

4. Biện pháp phòng trừ bệnh.

4.1. Biện pháp cơ giới vật lý

Trồng cây ăn quả với mật độ hợp lý (sầu riêng: 8x8m hoặc 10x10m, bưởi 6x6m, Xoài: 7x7m …) để tạo độ thông thoáng cho vườn cây, khi trồng mới lưu ý không trồng quá sâu làm ngập vết ghép trên thân cây (đây là những nơi nấm có thể xâm nhập vào gây bệnh cho cây).
Đối với những vườn cây ăn quả cũ thì cần cắt tỉa cành, tạo tán thông thoáng, dọn sạch cỏ dại và tàn dư trên vườn sau mỗi vụ thu hoạch (lưu ý khi cắt tỉa các cành lớn gần mặt đất cần dùng Nano Bạc đồng+Nano đồng Oxyclorua bôi vào vết cắt để hạn chế nấm khuẩn xâm nhập).
Tiến hành quét vôi thân cây từ mặt đất lên khoảng 1-1,2m để hạn chế nấm bệnh gây hại (mỗi năm làm 1-2 lần vào đầu và cuối mùa mưa).


Biện pháp quét vôi lên gốc và thân cây ăn quả
- Bón phân cân đối, hợp lí để cây sinh trưởng phát triển tốt tăng được khả năng đề kháng đối với nấm bệnh, bón nhiều phân hữu cơ hoai mục, hạn chế phân hóa học, che phủ đất trong mùa khô và giữ cỏ trong vườn càng nhiều càng tốt.
- Trong quá trình chăm sóc (làm cỏ, bón phân), vận chuyển cần hạn chế gây thương tích cho cây đặc biệt là phần cổ rễ gần mặt đất, phòng trừ các côn trùng gây vết thương cho cây (bọ hung hại rễ và xén tóc đục thân).
- Tiến hành khơi thông hệ thống mương tiêu thoát nước trong vườn để không bị đọng nước khi trời mưa to.
- Khi tưới nước cho cây lưu ý không tưới chảy tràn từ cây này sang cây khác vì nấm có thể di chuyển trong nước để gây hại sang cây khác. Luôn luôn đảm bảo đủ độ ẩm cho vườn cây ăn quả trong mùa khô để giúp cây sinh trưởng phát triển thuận lợi.
- Tăng cường sử dụng phân bón hữu cơ hoai mục được trộn cùng với Trichoderma hoặc chế phẩm đa năng HLC để thay thế cho phân bón hóa học. Để bổ sung dinh dưỡng, mùn và các chủng vi sinh vật có lợi cho đất và cho cây trồng. Các vi sinh vật này sẽ cạnh tranh dinh dưỡng, ánh sáng và ức chế sự phát triển của nấm Phytophthora sp. gây bệnh cho cây.
- Bổ sung thêm vôi bột với lượng 1-3kg/cây hoặc sử dụng Nano khoáng canxi 2 lần/năm (vào đầu và cuối mùa mưa) để cải tạo và nâng pH đất. Từ đó làm thay đổi môi trường sống của nấm bệnh

4.2. Biện pháp kết hợp hóa sinh.

- Khống chế bệnh từ đất bằng cách tưới bộ ba chế phẩm sinh học Trichoderma Bacillus, EM Root, EM HLC định kỳ 3 tháng 1 lần để tăng cường bổ sung thêm hệ vi sinh vật đất cũng như các loại nấm khuẩn có lợi cho đất và cây.
- Sử dụng định kỳ 3 tháng/lần bộ sản phẩm EM Plus+ Chế phẩm đa năng HLC trộn chung với phân chuồng hoai mục bón vào đất để cải tạo pH đất và nuôi dưỡng bộ rễ cây ăn quả khỏe mạnh (đặc biệt là trong mùa mưa vì khi trời mưa xuống đất bị rửa trôi nhiều sẽ làm cho pH đất giảm rất nhanh).
- Sử dụng Nano Bạc đồng và Nano Đồng Oxyclorua + Nano Silic phun định kỳ 15-20 ngày/lần để phòng trừ nấm bệnh xâm nhập vào gây hại trên lá và hoa quả.
- Khi cây bị nhiễm bệnh (đã bị chảy gôm) cần tiến hành làm như sau:
+ Dùng dao sắc cạo hết toàn bộ chỗ thân bị nứt và xì mủ (cạo sạch phần vỏ đã bị thối vào tới phần gỗ)
+ Sau khi cạo xong dùng bộ đôi Nano Bạc đồng và Nano đồng Oxyclorua HLC đậm đặc (không pha loãng với nước) quét trực tiếp vào vết cạo (lưu ý, quét Nano Bạc Đồng trước, sau đó quét Nano Đồng Oxyclorua và quét hai ngày liên tục cho vết cạo khô). Sau khi quét 7-10 ngày vết bệnh khô và bắt đầu hình thành mô sẹo.
+ Nếu không có Nano Bạc đồng và Nano Đồng Oxyclorua chúng ta có thể sử dụng một số loại thuốc hóa học như Agriphos 400DD, Aliette 800WG, Mancozeb xanh 800WP pha đậm đặc quét trực tiếp vào chỗ cạo (cũng quét liên tục hai ngày để vết bệnh khô).
+ Song song với việc quét thuốc vào chỗ thân bị bệnh dùng Nano Bạc đồng+Nano đồng Oxyclorua pha theo liều lượng khuyến cáo tưới vào phần tán cây, mỗi cây tưới 20-30l dung dịch thuốc.

Lưu ý: Những cây sầu riêng bị bệnh nặng thì cần tiến hành tỉa bỏ toàn bộ quả trên cây để giúp cây có thể nhanh chóng phục hồi. Và sang năm sau nếu có ra hoa đậu quả thì cũng chỉ nên giữ lại ½ số quả thông thường so với tuổi cây để giúp cây có tuổi thọ bền hơn.
Kính chúc bà con có nhiều vụ mùa bội thu!

Nguồn: ThS. Đoàn Công Nghiêm-GĐ Kỹ thuật Công ty Cổ phần HLC Hà Nội
Đọc thêm:
>>> Quy trình phục hồi vườn cây có múi sau thu hoạch
>>> Phòng trừ vàng lá thối rễ trên cây ăn quả
---------------------------------------------------------------

Mọi thắc mắc, bà con hãy để lại bình luận ở dưới bài viết hoặc liên hệ ngay HLC để được tư vấn:
Công ty CP HLC HÀ NỘI
Hotline:0399 156 166 - 0707 888 666
CN Miền Bắc: 268 Vũ Hữu, Thanh Xuân, Hà Nội.
CN Miền Nam: Số 32, Đường HT26, phường Hiệp Thành, Quận 12, TP Hồ Chí Minh.

 

Hoặc gửi liên hệ cho chúng tôi theo mẫu dưới đây:
Dấu * là phần không được để trống

►TIN NỔI BẬT

Call
Gọi ngay
Call
Zalo
Call
Messenger