QUY TRÌNH PHỤC HỒI VƯỜN CÂY CÓ MÚI SAU THU HOẠCH- QUY TRÌNH HLC

Sau khi hoàn thành một mùa vụ, cây có múi đã bị suy yếu, kiệt sức bởi cây đã phải dốc toàn lực để làm bông và nuôi trái suốt một thời gian dài. Kèm theo đó cây phải chịu những ảnh hưởng nặng nề từ việc bị cắt nước để làm bông, nhiễm các hóa chất kích thích sinh trưởng, ngộ độc phân vô cơ, phải mang quá nhiều trái so với năng lực nuôi dưỡng của cây.  
Để cây có thể hồi phục tốt, khỏe mạnh và tránh tình trạng ra quả cách năm thì nhà vườn cần có một chế độ chăm sóc cây sau thu hoạch hợp lý và sớm nhất có thể.

 

1. Cắt cành, tạo tỉa tán và vệ sinh vườn

Cắt bỏ toàn bộ cành bị khô, cành bị sâu bệnh (bệnh khô cành), cành bị gãy khi mang quả, cành tăm, cành bị sâu đục thân phá hoại nặng không thể phục hồi được.

Nếu cây có nhiều cành vượt trong tán cần tiến hành cắt bỏ hạ thấp chiều cao của cây, để thuận lợi cho việc chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh và thu hoạch sau này. Tập trung cắt bỏ những cành mọc thẳng ở chính giữa của cây để tạo cho vườn cây có độ thông thoáng nhất định (hình thành bộ tán mở cho cây).

Khi cắt tỉa cành xong cần dùng Nano Bạc đồng+Nano Đồng Oxyclorua đậm đặc bôi lên các vết thương lớn để hạn chế nấm khuẩn xâm nhập vào cây qua các vết thương hở.
Sau khi cắt tỉa xong cần tiến hành dọn dẹp và mang các cành nhánh ra khỏi vườn đem tiêu hủy.
 
 
Sử dụng Nano Đồng rửa vườn (phun với liều cao gấp 2) để tẩy rửa toàn bộ rong rêu (tảo, địa y) và nấm khuẩn còn tồn tại trên vườn. Lưu ý, dùng máy bơm có áp lực cao để phun sẽ đem lại hiệu quả cao hơn. Nếu số lượng cây ít và có nhân công thì có thể dùng chà xong bằng nhôm chà lên gốc cây sau đó phun thuốc Aliette 800WG phun lên toàn bộ phần thân, cành mới chà để tiêu diệt rong rêu, tảo, địa y. 
 

2.Khơi thông hệ thống tiêu thoát nước và xới phá váng cho vườn

Kiểm tra hệ thống mương tiêu thoát nước trong vườn nếu chỗ nào bị hư hỏng thì cần khắc phục và khơi thông lại
Dùng cuốc xới nhẹ toàn bộ bề mặt đất xung quanh tán cây. Lưu ý, xới cách gốc 30-40cm và xới ra ngoài tán 50cm, chỉ xới sâu 5-7cm và xới theo chiều dọc của rễ cây tránh làm đứt các rễ lớn.
Sau khi xới xáo đất xong tiến hành rắc vôi bột với lượng 1-3kg/cây (tùy cây lớn nhỏ) và phơi đất khoảng một tuần để tiêu diệt mầm mống sâu bệnh hại có trên đất.

 

3.Bón phân phục hồi cây và bộ rễ

Sau khi phơi đất một tuần tiến hành bón 40-50kg phân chuồng hoai mục+chế phẩm đa chức năng HLC+ 1-2kg NPK (có hàm lượng đạm cao như NPK 30:10:0) cho một cây.
 
Tiến hành tưới giữ ẩm trong 5-7 ngày để phân tan và cây có thể hấp thụ tốt nhất. Sau đó định kỳ 5-7 ngày tưới đẫm cho cây một lần để giúp cây nhanh chóng phục hồi.
Sau khi bón phân 7-10 ngày tiến hành dùng bộ ba Trichoderma Bacillus+EM Root+EM HLC tưới gốc với lượng 20-30 lít dung dịch/cây để kích thích bộ rễ phát triển và phòng trừ bệnh nứt thân xì mủ, tuyến trùng hại rễ cây. Sau đó định kỳ 3 tháng tưới một lần để duy trì và bổ sung thêm các vi sinh vật có lợi trong đất.
Tiến hành dùng chế phẩm nấm ba màu HLC tưới hoặc rắc xung quanh gốc cây để hạn chế và tiêu diệt rệp sáp hồng hại rễ cũng như ấu trùng ve sầu sống trong đất gây hại cây. Định kỳ 4 tháng rắc một lần để đảm bảo đủ mật độ bào tử nấm có ích trong đất.

 

4.Dưỡng đọt và phục hồi bộ lá

Song song với việc bón gốc tiến hành dùng HLC 16+Nano Silic phun định kỳ trên ngọn 10-15 ngày/lần để giúp bộ lá nhanh phục hồi và giúp cây hấp thụ các chất dinh dưỡng khác tốt hơn, tăng khả năng dẫn truyền dinh dưỡng, tăng khả năng kháng sâu bệnh hại của cây.
 

5.Phòng trừ sâu bệnh

Khi cây ra đọt non mới dùng Nano Bạc Đồng+Nano Đồng oxyclorua phun định kỳ 10-15 ngày/lần để phòng trừ các loại nấm bệnh.
Những cây bị bệnh nứt thân xì mủ cần dùng dao sắc cạo sạch sau đó dùng Nano Bạc đồng+Nano Đồng Oxyclorua quét đậm đặc lên vết bệnh 2-3 lần liên tục cho vết bệnh khô.
Dùng vôi bột hòa nước quét lên thân cây (từ mặt đất lên 1-1,2m) để phòng trừ xén tóc đục thân đẻ trứng và gây hại.
Khi cây nhú mũi mác chuẩn bị ra chồi non mới dùng Bio Plus+Thảo mộc trừ sâu sinh học phun kép hai lần cách nhau 3-5 ngày để phòng trừ bọ trĩ và các loại sâu ăn lá khác. Sau đó định kỳ 20 ngày phun một lần để phòng trừ sâu ăn lá và các loại nhện trên cây có múi.

Lưu ý: Để cây sớm phục hồi sau thu hoạch thì các biện pháp trên phải được thực hiện càng sớm càng tốt.
Kính chúc bà con có nhiều vụ mùa bội thu!
Nguồn: ThS. Đoàn Công Nghiêm-GĐ Kỹ thuật Công ty Cổ phần HLC Hà Nội
Đọc thêm: 
>>> Bệnh loét ghẻ trên cây có múi nguyên nhân và biện pháp phòng trừ 
>>>  Biện pháp phòng trừ vàng lá thối rễ trên cây ăn quả 
-----------------------------------------------------------

Mọi thắc mắc, bà con hãy để lại bình luận ở dưới bài viết hoặc liên hệ ngay HLC để được tư vấn:
Công ty CP HLC HÀ NỘI
Hotline:0399 156 166 - 0707 888 666
CN Miền Bắc: 268 Vũ Hữu, Thanh Xuân, Hà Nội.
CN Miền Nam: Số 32, Đường HT26, phường Hiệp Thành, Quận 12, TP Hồ Chí Minh.

 
Hoặc gửi liên hệ cho chúng tôi theo mẫu dưới đây:
Dấu * là phần không được để trống

►TIN NỔI BẬT

Call
Gọi ngay
Call
Zalo
Call
Messenger