Theo số liệu từ Bộ NNPTNT, diện tích trồng tiêu tại Việt Nam năm 2023 giảm khoảng 5.000ha so với năm 2022, dự báo sản lượng tiêu thu hoạch năm nay giảm khoảng 10,5%. Điều này khiến giá tiêu trên thị trường trong nước đang tăng mạnh.
Giá tiêu tăng, nông dân trồng tiêu có lãi khá
Hiện nay, nông dân các vùng trồng tiêu trọng điểm của Việt Nam ở Tây Nguyên và Đông Nam Bộ đang bước vào vụ thu hoạch hạt tiêu năm 2024, tuy nhiên lượng thu hoạch khá rải rác và chưa nhiều. Do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu nên vụ thu hoạch năm 2024 chậm hơn năm 2023, cộng với diện tích trồng tiêu giảm nên dự kiến sản lượng hạt tiêu của Việt Nam năm 2024 chỉ đạt 170.000 tấn, giảm 10,5% so với năm 2023.
Khảo sát của Dân Việt cho thấy, giá tiêu tại thị trường nội địa vẫn đang trong xu hướng tăng từ trước Tết Nguyên đán đến nay. Cụ thể, giá tiêu ngày 19/3 tại khu vực Tây Nguyên dao động từ 93.500 - 95.500 đồng/kg; tại tỉnh Bình Phước và Bà Rịa - Vũng Tàu, giá tiêu ở mức cao, đạt 95.500 đồng/kg.
Có mặt tại vườn tiêu 4.000 trụ của gia đình ông Trần Vĩnh Phong (thôn Hòa Tín, thị trấn Nhơn Hòa, huyện Chư Pưh, tỉnh Gia Lai), vài công nhân đang trèo thang dùng tay vuốt từng quả tiêu rơi xuống bạt.
Ông Phong cho biết, năm nay thời tiết thuận lợi nên tiêu của gia đình phát triển tốt, năng suất đạt khoảng 3kg hạt tiêu khô/trụ. Tuy nhiên, việc tìm kiếm nhân công hái tiêu gặp nhiều khó khăn do khan hiếm nguồn lao động. Đó là chưa kể nhà vườn đã phải tăng giá thuê nhân công lên 200.000 đồng/người/ngày so với 180.000 đồng/ngày năm ngoái.
"Tôi phải liên hệ khắp nơi mới có được 9 lao động hái tiêu. Vườn tiêu 4.000 trụ năm ngoái phải cần tới 300 công mới hái xong nhưng năm nay chỉ còn được 250 công. Do ít nhân công thu hái nên gia đình tôi quyết định dùng bạt rải dưới gốc hái cho nhanh và hạn chế thấp nhất tiêu chín rụng gây thất thoát ra đất khi mình hái không kịp" - ông Phong nói.
Bước vào vụ tiêu năm nay, gia đình anh Phạm Văn Nghĩa (ở thôn Lộc Châu 3, xã Tân Nghĩa ,huyện Di Linh, Lâm Đồng) phải thuê 4 nhân công thu hoạch tiêu. Gia đình anh có 500 trụ tiêu đã trồng gần 10 năm, dự kiến tổng sản lượng của vườn đạt khoảng 3,5 tấn tiêu khô, giảm hơn 1 tấn so với năm ngoái. Tuy nhiên bù lại, giá tiêu đang ở mức cao, trên 95.000 đồng/kg tiêu khô nên dự kiến gia đình anh sẽ thu lãi khoảng 250 triệu đồng.
Tương tự, gia đình bà Nguyễn Thị Luyên (ở thôn Lộc Châu 3, xã Tân Nghĩa), có gần 500 trụ tiêu trồng xen trong vườn cà phê đã cho thu hoạch. Dự kiến vụ này gia đình bà thu hoạch được khoảng 1,7 tấn hạt tiêu khô. Với giá thị trường hiện nay, trừ chi phí đầu tư, lợi nhuận khoảng 120 triệu đồng.
Ông Dương Văn Thành - Phó Chủ tịch Hội Nông dân xã Tân Nghĩa cho biết: Những ngày gần đây, giá tiêu trên địa bàn xã Tân Nghĩa và các địa phương khác trong huyện dao động từ 82.000 - 98.000 đồng/kg tiêu khô, tăng từ 10.000 - 20.000 đồng/kg so với cùng kỳ năm 2023, qua đó giúp người trồng tiêu có lãi khá.
Khảo sát của Dân Việt cho thấy, giá tiêu tại thị trường nội địa vẫn đang trong xu hướng tăng từ trước Tết Nguyên đán đến nay. Cụ thể, giá tiêu ngày 19/3 tại khu vực Tây Nguyên dao động từ 93.500 - 95.500 đồng/kg; tại tỉnh Bình Phước và Bà Rịa - Vũng Tàu, giá tiêu ở mức cao, đạt 95.500 đồng/kg.
Có mặt tại vườn tiêu 4.000 trụ của gia đình ông Trần Vĩnh Phong (thôn Hòa Tín, thị trấn Nhơn Hòa, huyện Chư Pưh, tỉnh Gia Lai), vài công nhân đang trèo thang dùng tay vuốt từng quả tiêu rơi xuống bạt.
Ông Phong cho biết, năm nay thời tiết thuận lợi nên tiêu của gia đình phát triển tốt, năng suất đạt khoảng 3kg hạt tiêu khô/trụ. Tuy nhiên, việc tìm kiếm nhân công hái tiêu gặp nhiều khó khăn do khan hiếm nguồn lao động. Đó là chưa kể nhà vườn đã phải tăng giá thuê nhân công lên 200.000 đồng/người/ngày so với 180.000 đồng/ngày năm ngoái.
"Tôi phải liên hệ khắp nơi mới có được 9 lao động hái tiêu. Vườn tiêu 4.000 trụ năm ngoái phải cần tới 300 công mới hái xong nhưng năm nay chỉ còn được 250 công. Do ít nhân công thu hái nên gia đình tôi quyết định dùng bạt rải dưới gốc hái cho nhanh và hạn chế thấp nhất tiêu chín rụng gây thất thoát ra đất khi mình hái không kịp" - ông Phong nói.
Bước vào vụ tiêu năm nay, gia đình anh Phạm Văn Nghĩa (ở thôn Lộc Châu 3, xã Tân Nghĩa ,huyện Di Linh, Lâm Đồng) phải thuê 4 nhân công thu hoạch tiêu. Gia đình anh có 500 trụ tiêu đã trồng gần 10 năm, dự kiến tổng sản lượng của vườn đạt khoảng 3,5 tấn tiêu khô, giảm hơn 1 tấn so với năm ngoái. Tuy nhiên bù lại, giá tiêu đang ở mức cao, trên 95.000 đồng/kg tiêu khô nên dự kiến gia đình anh sẽ thu lãi khoảng 250 triệu đồng.
Tương tự, gia đình bà Nguyễn Thị Luyên (ở thôn Lộc Châu 3, xã Tân Nghĩa), có gần 500 trụ tiêu trồng xen trong vườn cà phê đã cho thu hoạch. Dự kiến vụ này gia đình bà thu hoạch được khoảng 1,7 tấn hạt tiêu khô. Với giá thị trường hiện nay, trừ chi phí đầu tư, lợi nhuận khoảng 120 triệu đồng.
Ông Dương Văn Thành - Phó Chủ tịch Hội Nông dân xã Tân Nghĩa cho biết: Những ngày gần đây, giá tiêu trên địa bàn xã Tân Nghĩa và các địa phương khác trong huyện dao động từ 82.000 - 98.000 đồng/kg tiêu khô, tăng từ 10.000 - 20.000 đồng/kg so với cùng kỳ năm 2023, qua đó giúp người trồng tiêu có lãi khá.
Dự báo giá tiêu tiếp tục neo cao
Tại địa bàn Đăk Nông, ông Hoàng Văn Sỹ - nông dân ở xã Đăk Săk (huyện Đăk Mil) đang tham gia nhóm gồm 35 hộ trồng hồ tiêu sạch với tổng diện tích khoảng 60ha. Qua thu hoạch đầu vụ cho thấy, năm nay năng suất vườn tiêu của các hộ trong nhóm không đồng đều. Sản lượng có gia đình tăng, nhưng có những hộ giảm. Điều phấn khởi là năm nay hồ tiêu tăng giá mạnh so với năm ngoái nên những hộ như ông Sỹ chưa vội bán ngay mà nghe ngóng xem thị trường diễn biến thế nào.
Mặt hàng tiêu đang được dự báo sẽ tiếp tục tăng giá trong ngắn hạn do nguồn cung hạn chế, nguyên nhân là diện tích trồng tiêu của Việt Nam đã giảm khoảng 5.000ha trong năm 2023, kéo theo sản lượng giảm khoảng 10,5% so với niên vụ trước.
Theo ước tính của Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương), xuất khẩu hạt tiêu của Việt Nam trong tháng 2/2024 đạt 18.000 tấn, trị giá 73 triệu USD, tăng 3,1% về lượng và tăng 5,2% về trị giá so với tháng 1/2024, nhưng so với tháng 2/2023 giảm 35,2% về lượng và giảm 12,5% về trị giá.
Tính chung 2 tháng đầu năm 2024, xuất khẩu hạt tiêu của Việt Nam đạt khoảng 35.000 tấn, trị giá 143 triệu USD, giảm 12,3% về lượng, nhưng tăng 12,9% về trị giá so với cùng kỳ năm 2023. Đáng chú ý là về giá, tính chung 2 tháng đầu năm 2024, giá xuất khẩu bình quân hạt tiêu của Việt Nam ước đạt 4.041 USD/tấn, tăng 28,7% so với cùng kỳ năm 2023.
Trong năm 2023, Việt Nam là nguồn cung hạt tiêu lớn nhất cho Mỹ (trong tổng số 49 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới bán hạt tiêu cho Mỹ). Thị phần hạt tiêu của Việt Nam trong tổng lượng nhập khẩu của Mỹ từ thế giới đã tăng từ 73,85% trong năm 2022 lên 77,23% trong năm 2023.
Nguồn: danviet.vn
Mặt hàng tiêu đang được dự báo sẽ tiếp tục tăng giá trong ngắn hạn do nguồn cung hạn chế, nguyên nhân là diện tích trồng tiêu của Việt Nam đã giảm khoảng 5.000ha trong năm 2023, kéo theo sản lượng giảm khoảng 10,5% so với niên vụ trước.
Theo ước tính của Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương), xuất khẩu hạt tiêu của Việt Nam trong tháng 2/2024 đạt 18.000 tấn, trị giá 73 triệu USD, tăng 3,1% về lượng và tăng 5,2% về trị giá so với tháng 1/2024, nhưng so với tháng 2/2023 giảm 35,2% về lượng và giảm 12,5% về trị giá.
Tính chung 2 tháng đầu năm 2024, xuất khẩu hạt tiêu của Việt Nam đạt khoảng 35.000 tấn, trị giá 143 triệu USD, giảm 12,3% về lượng, nhưng tăng 12,9% về trị giá so với cùng kỳ năm 2023. Đáng chú ý là về giá, tính chung 2 tháng đầu năm 2024, giá xuất khẩu bình quân hạt tiêu của Việt Nam ước đạt 4.041 USD/tấn, tăng 28,7% so với cùng kỳ năm 2023.
Trong năm 2023, Việt Nam là nguồn cung hạt tiêu lớn nhất cho Mỹ (trong tổng số 49 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới bán hạt tiêu cho Mỹ). Thị phần hạt tiêu của Việt Nam trong tổng lượng nhập khẩu của Mỹ từ thế giới đã tăng từ 73,85% trong năm 2022 lên 77,23% trong năm 2023.
Nguồn: danviet.vn