CÁC LOÀI THIÊN ĐỊCH CÓ ÍCH CHO CANH TÁC HỮU CƠ

THIÊN ĐỊCH LÀ GÌ?

Thiên địch là các loài sinh vật tự nhiên có ích được sử dụng để diệt trừ các loài sâu bệnh gây hại cho sản xuất nông nghiệp, bảo vệ mùa màng. Để hạn chế dùng các loại thuốc trừ sâu hóa học thì sử dụng thiên địch trong canh tác nông nghiệp được xem là giải pháp sinh học được ứng dụng rộng rãi hiện nay giúp bảo vệ môi trường.

8 LOÀI THIÊN ĐỊCH CÓ ÍCH CHO CANH TÁC HỮU CƠ

KIẾN VÀNG

Không phải loài kiến nào cũng mang lại lợi ích cho canh tác hữu cơ. Loài kiến được ứng dụng rộng rãi trong canh tác, sản xuất hữu cơ đó là kiến vàng.
Kiến vàng có khả năng khống chế rất hiệu quả nhiều loại sinh vật gây hại như côn trùng thuộc nhóm bọ xít, rầy mềm, rệp sáp, các loại sâu ăn lá, sâu đục thân cành và các loại sâu đục vỏ trái,…

 

BỌ RÙA

Bọ rùa là một loài côn trùng thiên địch. Chúng ăn rất nhiều loại côn trùng gây hại hại trên cây trồng. Có thể kể đến như rệp sáp, rệp vừng, nhện đỏ, bọ ve,… Trung bình trong cuộc đời, một con bọ rùa có thể ăn đến 5000 con rệp.Hiện nay, nhiều nhà vườn đã đưa ra các giải pháp khai thác và bảo vệ loại côn trùng này để phục vụ canh tác nông nghiệp sạch an toàn.

ONG BẮP CÀY

Ong bắp cày là một loài ong thụ phấn giúp cây trái ra hoa kết trái nâng cao năng suất. Có khả năng đánh bại sâu bệnh trên hoa của cây trồng như sâu bướm, sâu xám, sâu xanh. Chúng đẻ trứng vào cơ thể của sâu hoặc trứng sâu. Sau đó trứng ong sẽ phát triển, khiến vật chủ ký sinh bị chết.

BỌ XÍT BẮT MỒI

Kiểm soát được nhiều loại côn trùng như sâu, rầy, rệp, ấu trùng ruồi, các loài ấu trùng thân mềm. Bọ xít là loài côn trùng có ích do tập tính bắt mồi ăn thịt và chúng cũng có khả năng điều hoà mật độ một số loài sâu hại chính trên cây. Để bảo vệ loài bọ xít hoa bắt mồi trên cây trồng này, các nhà khoa học cho rằng: người dân có thể giảm phun thuốc hoá học trên đồng ruộng, chỉ nên sử dụng thuốc trừ sâu sinh học, áp dụng biện pháp phòng trừ dịch hại tổng hợp... 

BỌ NGỰA

Bọ ngựa là loài thiên địch có ích cho hoạt động canh tác, sản xuất của nhà nông. Chúng chỉ tấn công các loại sâu bọ hại cây và không gây hại cho mùa màng. Thức ăn của chúng thường là những loài côn trùng nhỏ như ấu trùng, ruồi, bướm, ong, gián,… 

CHUỒN CHUỒN
Chúng có thể bắt mồi ở trên không, hoặc bổ nhào xuống như máy bay trực thăng. Thức ăn của chuồn chuồn đa phần là côn trùng, sâu bọ. Trước sự tấn công của “không lực chuồn chuồn” thì khó có kẻ nào thoát được.

BỌ CÁNH CỨNG BA KHOANG

Bọ cánh cứng ba khoang được biết là loài côn trùng thân cứng, có khả năng hoạt động mạnh. Ở giai đoạn sâu non có màu đen bóng và khi trưởng thành có màu nâu đỏ. Loài thiên địch này thường tấn công vào ổ sâu cuốn lá và các loại sâu non bộ cánh vảy, chúng xuất hiện phổ biến trên cả ruộng lúa và ruộng cây màu. 

BỌ ĐUÔI KÌM

Bọ đuôi kìm có màu đen bóng, giữa cái đốt bụng có khoang trắng và có điểm trắng đầu đỉnh râu. Chúng thường sống trên ruộng khô và làm tổ dưới đất ở gốc cây lúa. Loài bọ này chui vào các rãnh sâu đục thân đã đục để tìm sâu non. Đôi khi chúng trèo lên lá để tìm mồi sâu cuốn lá. Chúng có thể ăn 20 – 30 con mồi /ngày.  

 
Các loài thiên địch có vai trò rất quan trọng trong việc cân bằng hệ sinh thái, đặc biệt thiên địch còn góp phần không nhỏ trong việc quản lý dịch hại trong canh tác nông nghiệp hữu cơ.
Canh tác nông nghiệp hữu cơ vừa giúp bảo vệ các loài thiên địch đồng thời cũng nhận lại được lợi ích từ những loài thiên địch này.
------------------------------------------------------- 

Mọi thắc mắc, bà con hãy để lại bình luận ở dưới bài viết hoặc liên hệ ngay HLC để được tư vấn:
Công ty CP HLC HÀ NỘI
Hotline:0399 156 166 - 0707 888 666
CN Miền Bắc: 268 Vũ Hữu, Thanh Xuân, Hà Nội.
CN Miền Nam: Số 32, Đường HT26, phường Hiệp Thành, Quận 12, TP Hồ Chí Minh
Fanpage: Chế phẩm sinh học HLC 
 
Hoặc gửi liên hệ cho chúng tôi theo mẫu dưới đây:
Dấu * là phần không được để trống

►TIN NỔI BẬT

Call
Gọi ngay
Call
Zalo
Call
Messenger