TỔNG KẾT 2 NGÀY HLC LÀM VIỆC VỚI CÁC MÔ HÌNH TẠI KHU VỰC ĐỒNG THÁP

Ngoài thế mạnh về cây lúa và phát triển ngành thủy sản nước ngọt, Đồng Tháp còn có vùng chuyên canh cây ăn trái rất lớn với các loại cây trồng chủ lực như: xoài, nhãn và cây có múi. Những năm gần đây, nhờ ứng dụng tốt các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất nên trái cây của tỉnh Đồng Tháp không những tăng nhanh về sản lượng mà chất lượng cũng được nâng lên. Hiện nay, một số sản phẩm trái cây của tỉnh bắt đầu xuất khẩu ở các thị trường khó tính trên thế giới.

Trong chuyến công tác lần này, đoàn kỹ thuật của Công Ty CP HLC Hà Nội đã có 2 ngày làm việc và đồng hành cùng với một số mô hình tại khu vực Đồng Tháp (từ ngày 25/09 - 26/09/2020).

Không chỉ đơn thuần là tư vấn kỹ thuật tận vườn cho bà con, mà mỗi chuyến công tác đồng hành cùng các nhà vườn trên cả nước còn là cơ hội để HLC đến gần với bà con hơn, thấu hiểu hơn nỗi lòng, những băn khoăn từ phía bà con nông dân, đưa đến bà con giải pháp xử lý dịch bệnh hại, định hướng bà con phát triển nông nghiệp hữu cơ, sinh thái bền vững.

Trong 2 ngày, HLC vinh hạnh được đồng hành cùng với các mô hình nhà vườn tại khu vực Sa Đéc, Lai Vung, Thanh Bình, Lấp Vò với nội dung chính:

- Khảo sát & kiểm tra hiện trạng thực tế từ các mô hình vườn mãng cầu, quýt, bưởi da xanh, bơ, thanh long, hoa sứ.

- Hỗ trợ tư vấn quy trình xử lý ra hoa trên cây bơ và trên cây mãng cầu na thái

- Hướng dẫn bà con quy trình xử lý dứt điểm vàng lá thối rễ

- Hướng dẫn bà con quy trình chăm sóc và bảo vệ cây trồng bằng chế phẩm sinh học HLC

- Kiểm nghiệm thực tế hiệu quả mà Chế Phẩm Sinh Học HLC đã và đang mang lại cho nhà vườn

Nông dân Đồng Tháp đã và đang thay đổi phương thức sản xuất vì một nền nông nghiệp bền vững:

Nếu như trước đây:

Bà con Đồng Tháp vẫn còn lạm dụng bón phân hóa học, thuốc BVTV độc hại. Không những gây mất cân bằng hệ sinh thái, ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe của bà con nông dân mà còn mang lại hiệu quả không cao, không quản lý được dịch bệnh triệt để kéo theo năng suất cây trồng cũng không được ổn định.

Thì bây giờ:

Bà con đã hoàn toàn "ăn no ngủ kĩ" vì Chế Phẩm Sinh Học HLC đã mang đến giải pháp toàn diện giúp bà con áp dụng đồng bộ các biện pháp từ làm đất, chăm sóc, quản lý dịch hại theo hướng sinh học, hữu cơ:
Tăng hiệu quả, tăng năng suất, tăng chất lượng nông sản

Đẩy lùi dịch bệnh, kiểm soát không lây lan

Tăng cường sức đề kháng của cây trồng, thích nghi với sự biến đổi của thời tiết

Giảm lượng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật

An toàn cho sức khỏe của người làm vườn & người tiêu dùng.

Năm 2020 mặc dù dịch bệnh Covid-19 gây ảnh hưởng nhiều đến việc sản xuất nông nghiệp, nhưng với tiềm năng và lợi thế sẵn có, bà con nông dân Đồng Tháp tăng cường đẩy mạnh phát triển ngành nông nghiệp theo hướng bền vững, liên kết sản xuất và phát huy những mô hình kinh tế nông nghiệp tiêu biểu của địa phương.
 
Mô hình na thái hoàng hậu và vườn hoa sứ của chú Giàu tại Sa Đéc, tỉnh Đồng Tháp:


Vườn bưởi của chú Giàu từ khi sử dụng Chế Phẩm Sinh Học HLC, tình trạng sâu bệnh ít hơn đáng kể so với các vườn khác ở cùng khu vực, năng suất cũng tăng vượt trội. 
 

Các dòng Chế Phẩm Sinh Học HLC mà chú Giàu áp dụng cho vườn có thể kể đến như: Canxi Bo, Siêu ra hoa, Phân bón lá hữu cơ HLC 16, bộ đặc trị nấm khuẩn Nano bạc đồng và Nano đồng oxy, Nấm đối kháng Trichoderma Bacillus, EM ROOT siêu ra rễ.

Chú Giàu chia sẻ, kể từ khi áp dụng Chế Phẩm Sinh Học HLC trên vườn na và vườn sứ giống đã giảm được số lần sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, góp phần bảo vệ môi trường, hệ sinh thái, mà mẫu mã và chất lượng quả vẫn đảm bảo. Bên cạnh đó theo hướng hữu cơ vi sinh này đã giúp chú tiết kiệm chí phí phân thuốc, giảm công phun, tưới lại còn yên tâm vì rất an toàn, hoa sứ giống cây nào cũng lên xanh tốt, không gặp tình trạng vàng lá thối rễ nên giá bán lúc nào cũng ổn định.






Chia sẻ kỹ thuật cắt tỉa, phun thuốc, bón phân cho cây na thái hoàng hậu:

Mô hình quýt và bơ của anh Thanh Dạ tại Lai Vung, Đồng Tháp:

Để có một vườn quýt sai gãy gày, trái đều, đẹp, bóng và mọng nước như những hình ảnh dưới đây, anh Thanh Dạ đã sử dụng định kỳ dòng phân bón lá hữu cơ cao cấp HLC 16 từ giai đoạn trái non tới giai đoạn trái lớn.


Phân bón hữu cơ cao cấp HLC 16 không chỉ là một loại phân bón thông thường mà bên cạnh các thành phần N, P, K còn được bổ sung thêm trung vi lượng, chất hữu cơ và chất kích thích sinh trưởng được tạo ra bằng kỹ thuật lên men sinh học tiên tiến. Sản phẩm có tác dụng cung cấp dinh dưỡng cho cây, điều hoà cơ năng sinh lý, tăng hàm lượng diệp lục tố, nâng cao hiệu suất quang hợp. Ngoài chức năng giúp cây trồng nhú đọt nhanh, dầy lá, xanh bền sản phẩm còn có khả năng dưỡng trái lớn, trái chắc nặng, mã đẹp, hồiphục cây trồng nhanh chóng sau thu hoạch. Nên không chỉ riêng vườn của anh Thanh Dạ mà sản phẩm còn được các nhà vườn trên cả nước sử dụng ưa chuộng.
 



Bên cạnh vườn quýt ngon ngọt, sai gãy cành, anh Dạ còn sở hữu một vườn bơ với diện tích khá lớn, hiện tại đang trồng bơ booth, sáp da xanh và bơ 034 đang chuẩn bị bước vào giai đoạn xử lý ra hoa.






Kinh nghiệm xử lý ra hoa cây bơ:


Mô hình na thái hoàng hậu của chú Hiếu tại Sa Đéc, Đồng Tháp:

Vườn na thái hoàng hậu của chú Hiếu cũng đang bước vào giai đoạn xử lý ra hoa. Chú Hiếu cũng áp dụng Chế Phẩm Siêu ra hoa và Canxi Bo trước giai đoạn hoa nở và sau khi đậu trái non chú cũng tiến hành phun định kỳ Canxi Bo HLC. Kết hợp với biện pháp thụ phấn thủ công cho na, vườn na ra hoa rất sai, hoa to, trái đều và đẹp.









Chia sẻ của kỹ sư về những lưu ý khi xử lý ra hoa na thái hoàng hậu:




Mô hình bưởi da xanh, quýt, mãng cầu của chú Phong xã vĩnh thạnh, huyện Lấp Vò, tỉnh Đồng Tháp:



Biết rằng: “Khi bón phân chuồng trực tiếp sẽ gây lãng phí phân bón cũng như giảm chất lượng phân, cỏ dại mọc nhiều, dễ gây ra các bệnh hại cho cây trồng” nên chú Phong đã áp dụng ngay Chế Phẩm Men gốc No1 HLC cho mô hình của mình để ủ phân chuồng giúp xử lý phân hủy nhanh, sau 50 ngày phân đã hết mùi, tơi xốp và hoai mục. 
Đây là chế phẩm có nguồn gốc sinh học, thân thiện với môi trường, an toàn cho người sử dụng và góp phần bảo vệ môi trường sinh thái.


Ngoài ra chú còn sử dụng Men vi sinh HLC tiến hành ủ đậu tương thành phân bón sử dụng cho vườn cây. Sau 20 ngày khi đoàn HLC tới thăm vườn và kiểm tra phuy ủ, phân đã phân hủy hoàn toàn không còn mùi hôi thối và có thể đưa ra sử dụng.

Chú Phong chia sẻ sử dụng nguồn phân hữu cơ cho vườn cây ăn trái mang lại nhiều hiệu quả kinh tế rất tốt, hầu như không phải dung đến phân vô cơ, đồng thời, hạn chế được sâu bệnh, trái đẹp, giảm chi phí phân bón.
 

Hoặc gửi liên hệ cho chúng tôi theo mẫu dưới đây:
Dấu * là phần không được để trống

►TIN NỔI BẬT

Call
Gọi ngay
Call
Zalo
Call
Messenger