VÀNG LÁ, RỤNG ĐỐT-CĂN BỆNH CHẾT CHẬM NỖI LO CỦA NHÀ NÔNG TRỒNG TIÊU

Với đặc điểm khí hậu nhiệt đới gió mùa, mưa nhiều, độ ẩm cao và biên độ nhiệt độ không thay đổi nhiều, đất nông nghiệp Việt Nam rất phù hợp để phát triển canh tác hồ tiêu. Tuy nhiên, nhà nông canh tác hồ tiêu vẫn còn đối mặt với nhiều bệnh hại trên cây tiêu, khiến sản lượng, chất lượng chưa được tối ưu, trong đó có bệnh chết chậm là một loại bệnh hại hàng đầu trên cây hồ tiêu. Còn được gọi là bệnh vàng lá, rụng đốt trên tiêu.
 

1. Triệu chứng bệnh chết chậm

Bệnh chết chậm thường có triệu chứng vàng lá từ từ, nhiều khi cây hồ tiêu bị bệnh 2 - 3 năm sau mới chết. Cây bị bệnh kém phát triển, năng suất thấp. Bộ rễ cây thường bị hủy hoại. Tùy thuộc vào từng vùng mà trên rễ có biểu hiện thâm đen, khó khăn trong việc cung cấp nước và dinh dưỡng. Quan sát thấy trên rễ có nhiều mụn u sưng, vết thâm đen trên rễ do tập đoàn tuyến trùng gây ra. Gốc thân, cổ rễ bị thâm đen, thối khô

 
Một số triệu chứng bệnh chết chậm trên lá, thân, rễ
Các bó mạch trong thân bị chuyển mầu thâm đen.  Trong điều kiện mùa khô rệp sáp gây hại trên rễ cũng gây triệu chứng héo vàng. Nhiều địa phương mối cũng tham gia gây hại. Triệu chứng chết chậm biểu hiện rõ ràng cả trong mùa khô và trong mùa mưa. Rõ ràng bệnh chết chậm hay hiện tượng vàng lá chết dây từ từ là một hội chứng rất phức tạp. Đây là hội chứng phức hợp do nhiều nguyên nhân gây ra.
 

2.Tác nhân gây bệnh chết chậm

Dựa trên các kết quả phân tích trong trong và ngoài nước vàng lá chết chậm là do 3 nguyên nhân chủ yếu: vàng lá thối rễ do nấm Phytophthra gây nên, vàng lá sưng rề do tuyến trùng Meloidogyne gây nên và vàng lá do rệp sáp hại rễ gây nên Ở một số vùng mối cũng là nguyên nhân gây triệu chứng vàng lá.
Ban đầu tuyến trùng tấn công vào bộ rễ gây ra những vết thương tổn trên rễ, tạo điều kiện cho nấm Fusarium tấn công. Rễ tiêu bị nhiễm nấm yếu dần, việc cung cấp nước và dinh dưỡng cho phần cành lá bên trên không hiệu quả. Đồng thời theo thời gian sợi nấm và bào tử sẽ lan dần lên phần thân và cành, rễ bắt đầu thối và cây sẽ chết

 

3. Biện pháp trừ bệnh vàng lá chết chậm trên cây hồ tiêu:

3.1 Biện pháp cơ giới vật lý

- Bệnh do nấm kết hợp với tuyến trùng tấn công vào bộ rễ tiêu, phần rễ rất nhạy cảm và khó can thiệp trực tiếp được, do đó để ngăn ngừa bệnh chủ yếu là dùng các biện pháp phòng ngừa trong quy trình chăm sóc tiêu, khi cây đã nhiễm bệnh nặng thì nên loại bỏ ngay, chữa trị thường gây tốn kém mà không có nhiều hiệu quả.
- Các biện pháp phòng trừ bao gồm:
(+)Không trồng tiêu trên các vườn cà phê, vườn tiêu vừa bị tuyến trùng phải nhổ bỏ. Nếu muốn trồng lại thì phải tiến hành cày xới, thu gom rễ, phơi đất, sau đó luân canh ít nhất 2-3 vụ màu để diệt mầm tuyến trùng còn sót lại trong đất.
(+)Hố trồng tiêu cần xử lý bằng vôi, các loại thuốc trị nấm và phải chuẩn bị trước 10-15 ngày trước khi trồng tiêu
(+)Tạo môi trường thông thoáng cho vườn tiêu nhất là vào mùa mưa. Đối với cây trụ sống làm trụ tiêu cần rong tỉa mạnh đầu mùa mưa
(+)Khi trồng tiêu tốt nhất không nên tạo bồn, đồng thời cần phải có rãnh thoát nước ở giữa các hàng tiêu, tránh hiện tượng đọng nước ở gốc tiêu tạo điều kiện sinh sôi các loại nấm
(+)Tủ gốc trong mùa khô cũng không nên tủ vào sát gốc mà cách gốc 20-30cm, tưới nước vừa đủ, hạn chế tưới tràn làm bệnh lây lan nhanh hơn
Phần tán tiêu cách mặt đất 20-30cm nên cắt bỏ các cành ngang, tạo sự thông thoáng nơi gốc tiêu
(+)Hạn chế sử dụng phân hóa học.
(+)Tăng cường sử dụng phân hữu cơ hoai mục cùng với các nấm đối kháng bệnh.
(+)Không bón phân hữu cơ chưa hoai mục, gây tác hại bộ rễ và là nguồn thức ăn cho mối.
(+)Tuyệt đối không xới xáo, làm đứt rễ tiêu trong mùa mưa, tạo vết thương cho nấm bệnh xâm nhập và gây hại tiêu. 
 

3.2 Biện pháp hóa sinh 

- Đối với cây bị bệnh nhẹ cần phải xác định được đối tượng gây hại là rệp sáp hay tuyến trùng. Moi đất trong gốc sâu khoảng một gang tay để xác định đối tượng gây hại.
- Thuốc trừ nấm: những thuốc có cùng hoạt chất Benomyl hoặc Metalaxyl như Viben50BTN; Benlate 50WP; Bendazol 50WP; Ben 50WP; Bemyl 50WP, Alfamil 25WP, Foraxyl 25WP.
Thuốc trừ tuyến trùng: Nokaph 10 GR hoặc Vimoca 20ND
Cách xử lý:
(+)Tưới thuốc vào gốc, 5-7 lít/gốc(thuốc đã pha nước), dùng que chọc lỗ sâu 10-30 cm vào phần gốc để tưới đạt hiệu quả hơn.  
(+)Thuốc dạng hạt thì vùi vào khu vực rễ tiêu, sâu khoảng 10-15cm. 
Số lần xử lý: 2-4 lần trong điều kiện đủ ẩm, vào mùa mưa, cách nhau 1 tháng 1 lần.
- Để hạn chế mật độ tuyến trùng trong đất, và một số nấm gây bệnh tồn tại trong đất, khống chế bệnh từ đất bằng cách tưới bộ ba chế phẩm sinh học Trichoderma Bacillus, EM Root, EM HLC định kỳ 2 lần/ năm, đầu mùa mưa và đầu mùa khô để tăng cường bổ sung thêm hệ vi sinh vật đất cũng như các loại nấm khuẩn có lợi cho đất và cây.
Kính chúc bà con có nhiều vụ mùa bội thu!
------------------------------------------------------------------

Mọi thắc mắc, bà con hãy để lại bình luận ở dưới bài viết hoặc liên hệ ngay HLC để được tư vấn:
Công ty CP HLC HÀ NỘI
Hotline:0399 156 166 - 0707 888 666
CN Miền Bắc: 268 Vũ Hữu, Thanh Xuân, Hà Nội.
CN Miền Nam: Số 32, Đường HT26, phường Hiệp Thành, Quận 12, TP Hồ Chí Minh.
Hoặc gửi liên hệ cho chúng tôi theo mẫu dưới đây:
Dấu * là phần không được để trống

►TIN NỔI BẬT

Call
Gọi ngay
Call
Zalo
Call
Messenger