TRIỆU CHỨNG THỪA PHÂN BÓN TRÊN DƯA LƯỚI VÀ CÁCH KHẮC PHỤC

1. Giới thiệu chung về dưa lưới:

- Dưa lưới là một loại quả được nhiều người ưa chuộng bởi hương vị thanh mát và ngọt đậm đà. Hiện nay, việc trồng dưa lưới đang được bà con nông dân tại nhiều vùng trên cả nước mở rộng phát triển mạnh.

- Dưa lưới thích nghi với điều kiện khí hậu ấm áp, khô ráo, đầy đủ ánh sáng. Vốn là loại cây ưa nhiệt nên dưa lưới rất dễ trồng trong mùa khô ráo, ít mưa.

- Mùa vụ thích hợp trồng dưa lưới từ tháng 3 - 9 hàng năm (ở miền Bắc), còn ở miền Nam và miền Trung thì dưa lưới có thể được trồng quanh năm. Lưu ý, khi trồng dưa lưới vào mùa mưa và trồng dưa lưới tết cần tính toán thời gian thu hoạch sớm hơn dự kiến từ 7-10 ngày để đảm bảo đủ thời gian sinh trưởng và phát triển cho cây.

- Tuy nhiên, do hiện nay có nhiều hình thức trồng khác nhau (trồng hoàn toàn trên giá thể xơ dừa, trồng trên đất, trồng trong nhà màng, trồng ngoài trời,…) và mỗi nơi, mỗi vùng trồng lại có quy trình riêng nên đại đa số bà con nông dân chưa nắm rõ được quy trình kỹ thuật trồng, chăm sóc dưa lưới (đặc biệt là về chế độ bón phân và cách đi dinh dưỡng). Từ đó, ảnh hưởng đến sinh trưởng, phát triển và năng suất, chất lượng của sản phẩm dưa lưới làm ra.



2. Triệu chứng cây bị ngộ độc phân bón (do bón quá nhiều):

- Cây dưa lưới có thời gian sinh trưởng ngắn (thường giao động từ 75-90 ngày tùy từng giống và mùa vụ) nên bà con nông dân thường sử dụng rất nhiều loại phân bón để thúc cây sinh trưởng và phát triển tốt nhất có thể nhằm đem lại năng suất cao nhất. Tuy nhiên, việc lạm dụng phân bón quá mức cũng gây ảnh hưởng không nhỏ tới sinh trưởng và phát triển của cây dưa. Nhiều trường hợp lạm dụng quá mức làm cho cây bị hỏng và phải hủy bỏ toàn bộ vườn.

- Thời điểm cây hay bị ngộ độc phân: Thông thường cây hay bị ngộ độc ở giai đoạn sinh trưởng sinh dưỡng (thời điểm từ cây nhỏ có 3-4 lá thật cho đến khi cây chuẩn bị ra hoa). Cây dưa thường có biểu hiện ngộ độc phân rõ nhất từ sau khi cây có 5-7 lá thật và treo cây quấn ngọn xong.

Triệu chứng:

+ Trên lá: Lá có màu xanh đậm (xanh đen), dày và cong, phồng hơi nhăn, lá bé hơn bình thường, các lá xếp xít nhau và không xòe ra như bình thường. Nếu bị nặng thì cây bị đùn lại và sẽ ra một chùm lá tập trung trên một đốt (các lá này thường không có cuống lá rõ rệt). Các lá trên cây có cảm giác bị giòn và rất dễ gãy khi đụng vào.

+ Trên ngọn và thân: Ngọn chùn lại, cây không nở ngọn, đốt ngắn, thân cây mập và có màu xanh đậm và có dạng dẹt không tròn như bình thường.

  
                     

+ Việc thừa phân bón còn xảy ra trên cây lớn (đang mang quả và đặc biệt là giai đoạn quả đang lên vân lưới) làm cho quả bị vỡ vân lưới dẫn đến mẫu mã rất xấu làm giảm giá trị thương phẩm.

  

3. Nguyên nhân:

- Do bón quá nhiều phân (đặc biệt là phân đạm) dẫn đến cây bị ngộ độc.
- Bón không cân đối giữa phân đạm và kali.
- Bón quá nhiều phân trong điều kiện thời tiết có độ ẩm cao, trời mưa và âm u ít nắng.

4. Cách khắc phục:

- Thường xuyên kiểm tra vườn cây để có thể phát hiện sớm triệu chứng cây bị thừa phân bón từ đó có các giải pháp kịp thời.

- Theo dõi tình hình thời tiết hàng ngày để quyết định đến việc sử dụng phân bón (nếu trời âm u, mưa nhiều, độ ẩm cao và ít ánh nắng) cần giảm lượng phân đạm xuống, tăng cường bổ sung kali, lân và silic cho cây.

- Ở giai đoạn cây còn nhỏ (khi cây có 3-4 lá thật) cần giữ ổn định mức phân bón, không nên có sự thay đổi EC đột ngột trong quá trình bón phân.

Khi phát hiện cây bị thừa phân bón cần làm như sau:

Đối với cây nhỏ:

+ Ngưng ngay việc tưới phân trong thời gian 2-3 ngày (nếu cây bị nặng có thể ngưng 3-4 ngày) và theo dõi tình hình sinh trưởng của cây.

+ Dùng nước trắng tưới rửa đất và giá thể để giúp cây giải độc phân bón (tưới càng nhiều nước càng tốt).

+ Sau khi ngưng tưới phân và tưới rửa nếu thấy cây đẩy ngọn và mở lá trở lại thì tiến hành tưới phân cho cây. Lưu ý, chỉ tưới với lượng vừa phải để cây quen dần sau đó mới nâng mức EC lên theo quy trình đang áp dụng.

Đối với cây lớn quả đang tạo vân lưới (chủ yếu bị trên dưa lưới trồng trên đất hoặc giá thể phối trộn đất với xơ dừa):

+ Khi phát hiện cây bị thừa phân bón cần tiến hành ngưng tưới phân, giảm lượng nước tưới cho cây (chỉ duy trì lượng nước tưới vừa đủ để cây không bị héo).

+ Cắt tỉa lá chân và tay chèo tạo độ thông thoáng cho vườn, nếu chưa bấm ngọn mà cây đã có 22-25 lá thật rồi thì tiến hành bấm ngọn cho cây.

+ Nếu có thể thì bổ sung thêm phân bón chứa Canxi bo và Silic cho cây để giúp vỏ quả cứng hơn và tăng khả năng chống chịu với sâu bệnh hại cũng như điều kiện bất thuận của thời tiết.

+ Khi cây ổn định và các vết nứt vân trên quả đã khô nhựa mới tiến hành tưới phân trở lại.

+ Nếu thời tiết mưa nhiều, ẩm độ cao thì tiến hành phun thuốc phòng trừ nấm bệnh cho cây (để hạn chế nấm bệnh xâm nhập qua các vết thương hở). Sử dụng bộ sản phẩm Nano Bạc Đồng và Nano Đồng Oxyclorua của Công ty Cổ phần HLC để phun phòng cho cây định kỳ 7-10 ngày một lần.

Bộ sản phẩm tham khảo của Công ty Cổ phần HLC Hà Nội:

  


Bài viết trên dựa theo kinh nghiệm thực tế của bản thân đã làm. Kính chúc bà con có nhiều vụ mùa bội thu!
Nguồn: ThS. Đoàn Công Nghiêm-GĐ Kỹ thuật Công ty Cổ phần HLC Hà Nội.

Hoặc gửi liên hệ cho chúng tôi theo mẫu dưới đây:
Dấu * là phần không được để trống

►TIN NỔI BẬT

Call
Gọi ngay
Call
Zalo
Call
Messenger