Cây bưởi bị vàng lá là loại bệnh gây hại nghiêm trọng ảnh hưởng đến năng suất và sức khỏe của cây. Nếu không có biện pháp phòng và điều trị kịp thời thì sẽ khiến cây bị ảnh hưởng nặng có thể khiến cây bị chết.
Thời điểm cây bị vàng lá nặng nhất là thời điểm cây ra đọt non, thời tiết nắng mưa thất thường cây rất dễ bị nhiễm bệnh. Chính vì vậy người trồng cần nắm rõ được kỹ thuật trồng, chăm sóc cây bưởi để giúp cây luôn được khỏe mạnh. Bài viết dưới đây xin chia sẻ với bạn đọc các nguyên nhân và biện pháp khắc phục khi cây bưởi bị vàng lá giúp cây nhanh chóng khỏe mạnh.
1. Nguyên nhân cơ giới gây ảnh hưởng đến cây bưởi:
Có nhiều nguyên nhân khiến cây bưởi của bạn bị vàng lá. Cây bưởi bị vàng lá có thể do tập quán canh tác, điều kiện môi trường và sâu bệnh đều có thể là nguyên nhân của lá vàng trên cây bưởi.
- Nguyên nhân đầu tiên khi nhắc tới cây có múi nói chung và cây bưởi nói riêng bị vàng lá là do kỹ thuật trồng ban đầu chưa đảm bảo đúng kỹ thuật, gây nên hiện tượng cây bị vàng lá.
- Thời điểm ban đầu khi trồng cây bưởi, người dân không đảm bảo được hệ thống thoát nước tốt, không làm hệ thống và cũng như không lên mô, lên luống cho cây dẫn đến khi trời mưa hoặc tưới nước cho cây bị đọng lại nước dẫn đến cây bị úng nước, thoát nước không kịp dẫn đến rễ cây bị thối làm cho lá bị vàng và dần chết cây.
- Khi vào mùa mưa nhiều ngày liên tục đất bị ngập úng dẫn đến hiện tượng cây bị chết rễ dẫn đến cây bị suy, vàng lá và chết cây. Đây là lý do vì sao cây lớn lên rồi mà vẫn bị chết.
- Những năm đầu cây chưa mang quả sức đề kháng của cây còn rất tốt, nhưng đến giai đoạn cây mang quả, lúc này cây tập chung dinh dưỡng để nuôi quả, sức đề kháng của cây bị yếu đi và dễ dẫn đến cây bị sâu bệnh hại xâm nhập vào cây.
- Kỹ thuật trồng chưa đúng: Trồng sâu chôn chặt đây là lỗi ở khâu kỹ thuật trồng. Ngay phần tiếp giáp rễ và thân có hàng triệu van một chiều đi lên đó. Những gốc bị vùi phần cổ rễ thì cây không hấp thụ được nước và dinh dưỡng, làm cho cây bị yếu đi. Rễ dễ bị úng vì các tầng rễ mặt thiên hướng ăn sâu xuống, dễ bị vàng lá thối rễ.
* Biện pháp khắc phục:
- Để cây luôn được đảm bảo về sự thoát nước, trước khi trồng cần làm kiên cố hệ thống thoát nước cho vườn bưởi. Làm một đường mương rộng 0,5-1m, sâu khoảng 1m để giúp thoát nước tốt cho cây. Lượng đất được đào ra từ mương có thể bồi đắp làm mô và luống cho cây được cao lên.
- Tại những vị trí trồng cây nên lên những mô đất cao khoảng 50cm và đường kính khoảng 1m và trồng lên những cái mô đó. Khi mưa xuống nước sẽ thoát theo đường mương đã được đào sẵn và thoát đi.
- Khi tạo mô và luống cho cây bưởi và cây có múi thì bộ rễ sẽ nằm trên mặt sẽ giúp cây không bị đọng nước gây ngập úng cho cây, thì cây sẽ không bị vàng lá. Nên tạo mặt luống cao và các mô luống cao hơn mặt luống sẽ giúp cây thoát nước nhanh hơn.
2. Vàng lá do dịch bệnh tấn công cây bưởi:
- Bệnh vàng lá trên cây bưởi thường xuất hiện do một số loại nấm gây hại tấn công như nấm Phytophthora gummosis (thối chân), thối rễ Phytophthora (gây ra bởi cùng một loại nấm như gummosis) và bệnh thối rễ Armillaria (nấm rễ sồi). Phytophthora gummosis – Phytophthora gummosis. Ngoài ra có thể do nấm Fusarium, Pythium, do tuyến trùng, rệp sát đất, sùng đất... gây ra.
* Triệu chứng cây bị vàng lá do nấm bệnh gây ra:
- Toàn bộ lá bưởi bị vàng, từ phiến lá đến gân lá, dễ bị gãy rụng, ở thời điểm cây mới phát bệnh thì những lá già rụng trước, sau đó đến những lá non phía trên rụng sau. Lúc ban đầu cây bị vàng một vài nhánh sau đó lan rộng ra toàn bộ các lá cây. Chất lượng trái kém và bị rụng sớm.
- Bệnh vàng lá trên cây bưởi còn xâm hại trên cả rễ cây. Nhận biết trên rễ: Nhánh cây bị bệnh hướng nào thì rễ cũng thường bị hư thối ở hướng đó. Bộ rễ bị thối từ rễ nhỏ lan dần vào trong rễ lớn. Rễ bị thối có màu nâu vỏ rễ tuột ra khỏi phần gỗ, bên trong có sọc nâu lan dần vào rễ cái. Rễ mất khả năng hấp thu nước và dinh dưỡng nuôi cây từ đó làm cành bị chết khô. Khi bị bệnh nặng, tất cả rễ đều bị thối đen và chết, cuối cùng là chết toàn cây.
* Biện pháp phòng bệnh vàng lá cho cây bưởi do nấm xâm nhập:
- Cây bị vàng lá do nấm bệnh thường là do kỹ thuật trồng và chăm sóc không đảm bảo, để hạn chế cây bị vàng lá do nấm bệnh người trồng cần đảm bảo:
+ Chọn cây giống sạch bệnh, to khỏe, những giống có khả năng kháng lại bệnh hại tốt hơn.
+ Thường xuyên thăm vườn để tiện cho công việc chăm sóc và theo dõi tinh hình sinh trưởng của cây, đồng thời phát hiện kịp thời sâu bệnh hại cây và có biện pháp sử lý tốt nhất.
+ Xới đất, làm cỏ và đắp mô đất xung quanh gốc cây để tạo sự thông thoáng cho gốc cây, tránh làm nơi trú ngụ của sâu bệnh hại.
+ Trồng cây với mật độ phù hợp theo đúng kỹ thuật trồng, không nên trồng quá dày khiến cho cây dễ bị bệnh vàng lá xâm nhập.
3. Cây bị vàng lá do thiếu chất dinh dưỡng:
- Một số trường hợp cây bưởi bị vàng lá có thể là do cây bị thiếu một số loại vi lượng như do thừa sắt, mangan, CH4 hoặc axit hữu cơ,…
- Cây bưởi bị vàng lá cũng có thể là do thiếu sắt do độ pH của đất cao, phốt pho cao hoặc hàm lượng sắt thấp. Điều này thường xảy ra vào mùa xuân khi nhiệt độ đất lạnh và làm cho lá chuyển sang màu xanh nhạt sang màu vàng. Biện pháp phòng trừ là nên khử chua hoặc khử kiềm, bổ sung các nguyên tố vi lượng bằng các loại phân trung vi lượng.
4. Biện pháp tổng hợp để phòng bệnh vàng lá cây bưởi:
- Để cây bưởi luôn được khỏe mạnh, hạn chế hiện tượng vàng lá, rụng lá trên cây thì cần có biện pháp xử lý thoát nước tốt, hệ thống kênh mương cho vườn bưởi phải được kiên cố. Tránh để cho cây bưởi bị ngập úng nước vào mùa mưa, đồng thời kết hợp tưới phun nước phù hợp cho cây bưởi hợp lý để hạn chế được sâu bệnh hại tấn công trên cây bưởi.
- Cân đối lượng phân bón cho cây cũng như sử dụng các loại thuốc BVTV để phòng và tăng sức đề kháng cho cây.
- Kiểm tra độ pH thường xuyên nếu pH thấp cần phải bón vôi ngay lập tức giúp ổn định độ pH thích hợp cho cây trồng.
- Tăng cường bón phân hữu cơ đã được ủ hoai mục bằng nấm Trichoderma giúp cho đất ngày càng thông thoáng, rễ dễ dàng phát triển hơn. Bón trực tiếp trichoderma nếu đã đủ lượng phân chuồng cần thiết. Sử dụng bổ sung vi sinh vật cải tạo đất, kích thích rễ phát triển, phân giải các chất khó tan giúp cây trồng dễ hấp thụ.
- Định kì vun xới đất quanh từng gốc để giúp lớp đất được thông thoáng hơn nhất là sau những trận mưa lớn. Để trống một phần cổ rễ chính chỉ phủ đất ở vùng ngọn rễ nơi kết tụ nhiều rễ con.Việc này giúp tăng cường ánh sáng đến bộ rễ giúp giảm thiểu sự phát triển của nấm bệnh gây bệnh vàng lá trên cây bưởi.
- Phòng trị bệnh bằng quy trình xử lý bệnh vàng lá thối rễ.
- Ngừng sử dụng thuốc diệt cỏ trong vườn. Nên trồng cỏ giữ ẩm cho đất, chống xói mòn, rửa trôi. Chỉ làm cỏ trong khu vực dưới tán cây để tránh cạnh tranh dinh dưỡng (cỏ trong vườn nếu tốt quá có thể dùng máy cắt đi sau đó hòa loãng trichoderma để tưới, cỏ sẽ phân hủy nhanh trả lại dinh dưỡng hữu cơ cho đất).
Bệnh vàng lá thối rễ trên cây trồng thì bà con đã gặp nhiều. Sử dụng các loại thuốc BVTV độc hại thì chắc chắn không phải là giải pháp tối ưu, cây trồng dễ phục hồi nhưng dễ tái phát bệnh.
Chính bởi thế xử lý vàng lá thối rễ bằng phương pháp sinh học là biện pháp tối ưu giúp bà con giải quyết dứt điểm vàng lá thối rễ:
Bước 1: Xử lý bộ rễ và cắt tỉa cành lá bị bệnh để tạo độ tơi xốp cho đất và loại bỏ bớt mầm bệnh giúp cây phục hồi nhanh hơn:
- Giảm áp lực lên rễ, cắt tỉa bớt các cành vàng, cành tăm, cành vô hiệu, cành bị sâu bệnh. Cắt bỏ cành bị bệnh từ đỉnh đọt xuống 2 đến 3 mắt lá cho cây ra đọt mới khi phục hồi.
- Khơi nhẹ phần đất mặt xung quanh tán cây (thực hiện vào ngày tạnh ráo) để tạo độ thông thoáng tơi xốp cho đất, khi tưới thuốc thuốc sẽ lan trải đều hơn.
Bước 2: Xử lý tác nhân gây bệnh:
- Bà con tưới gốc chế phẩm nano đồng rửa vườn HLC để loại bỏ mầm bệnh trong môi trường đất. Tỷ lệ 500ml nano đồng rửa vườn pha cho 200 lít nước tưới đều quanh tán.
Bước 3: Phục hồi hệ rễ:
Sau 5-7 ngày sử dụng chế phẩm Trichoderma Bacillus & EM HLC đặc trị tuyến trùng để bổ sung hệ vi sinh vật có lợi vào trong môi trường đất trồng, ức chế nấm Phytophthora và Fusarium, tuyến trùng hại rễ và giúp hệ rễ phục hồi và tái tạo trở lại.
- Tỉ lệ: 500ml Trichoderma Bacillus + 500ml EM HLC đặc trị tuyến trùng pha cho 300 lít nước tưới gốc 2-3 lần mỗi lần cách nhau 5-7 ngày.
Bước 4: Dưỡng cây, phục hồi cây, cải tạo đất bằng chế phẩm EM Plus HLC để cây trồng mau chóng bình phục:
Sau 2-3 lần tưới trên, hệ rễ sẽ phát triển trở lại, bà con sử dụng chế phẩm EM Plus HLC (1kg) để giúp bổ sung dinh dưỡng hữu cơ cho cây hấp thụ đồng thời cải tạo ổn định pH đất trồng giúp tạo điều kiện tốt nhất để hệ rễ phát triển khỏe mạnh, bền vững.
Bà con có thể rắc trực tiếp EM PLus vào gốc, mỗi gốc khoảng 1 lạng. Ngoài ra bà con có thể bón cùng phân lân hoặc phân chuồng đã ủ hoai mục để tăng hiệu quả hoạt động của vi sinh vật.
Sau khi vườn cây hồi phục tương đối bà con có thể tăng cường hệ rễ bằng Chế Phẩm EM ROOT siêu ra rễ của HLC để cây phát triển và phục hồi nhanh chóng hơn.
Nguồn tham khảo: camnangcaytrong.com.