THỐI HOA, THỐI TRÁI NON TRÊN CÂY MÍT VÀ CÁCH PHÒNG TRỊ HIỆU QUẢ

Bệnh thối trái, thối hoa  nếu không kịp thời phát hiện và phòng trị thì sẽ gây ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất cũng như chất lượng của trái và quả ở cây trồng. Loại bệnh này thường gây hại nhiều ở các loại cây ăn quả phổ biến như sầu riêng, mít, bưởi, cam, vải, chôm chôm, thanh long, dưa hấu.. và các loại cây rau màu như họ bầu bí, mướp, dưa leo, đậu, cà chua, ớt,…  
Người trồng cần phải thường xuyên quan sát cây trồng thời kỳ ra hoa tại trái để kịp thời phát hiện dấu hiệu bệnh thối trái non ở các loại cây trồng, như cây rau màu cũng như cây ăn quả để phòng trừ , tiêu diệt nấm gây hại cho cây trồng một cách hiệu quả nhất, giúp cho cây trồng sinh trưởng phát triển tốt cho năng suất cao và chất lượng tốt.
1. Nguyên nhân
 Bệnh thối hoa, thối trái non do nấm Choanephora cucurbitarum hay nấm Phytophthora  gây nên. Loại bệnh này phát triển mạnh và lan nhanh trong mùa mưa khi nhiệt độ và độ ẩm thấp tạo điều kiện thuận lợi cho nấm phát sinh gây hại cây trồng.
2. Triệu chứng bệnh
 Bệnh gây hại trên lá, hoa, trái và gốc thân, những vùng bị bệnh có dấu hiệu bị úng nước chuyển sang màu đen và sau đó thối nhũn. Bệnh thối hoa, trái non thường xuất hiện ở giai đoạn cây trồng đang ra hoa và bắt đầu thụ phấn, nấm bệnh phát triển nhanh tấn công ở lá, hoa và trái non, trong thời điểm từ 5 – 7 ngày khi hoa cho ra trái, bệnh gây hại làm cho trái bị thối đen, trái non bị rụng hoặc bị héo, teo lại. Nếu bệnh nặng có thể gây thối cả rễ, làm cây trồng chết rũ.
3. Cách phòng và trị bệnh
Khi hoa, quả đã bị bệnh thì hầu như không có cách nào để chữa trị khỏi. Vì vậy, để hạn chế tác hại của bệnh phải áp dụng các biện pháp phòng ngừa là chính, bà con có thể áp dụng kết hợp một số biện pháp cơ bản sau đây:
- Trước khi trồng cần đắp mô, lên liếp cao, xây dựng hệ thống thoát nước chu đáo để nước không bị đọng lại trong vườn mỗi khi có mưa, tạo cho vườn luôn khô ráo, thoáng đãng.
-Không nên trồng mít quá dầy, đồng thời định kì tỉa bỏ những cành nhỏ, cành tăm, mọc bên trong tán lá, không có khả năng cho trái, những cành bị sâu bệnh... để vườn luôn được thông thoáng, giảm bớt ẩm độ bên trong tán cây.
- Thường xuyên kiểm tra và thu gom kịp thời những hoa, quả đã bị bệnh đem tiêu hủy để hạn chế bệnh lây lan ra những quả xung quanh.
- Bao trái lúc còn nhỏ.
- Nếu đã phát hiện dấu hiệu bệnh hại thì nên hạn chế tưới nước vào buổi chiều tránh tạo điều kiện độ ẩm cao nấm bệnh phát triển nhanh.
- Cần tăng cường bón phân chuồng hoai mục và các loại chế phẩm sinh học Trichoderma Bacillus, EM Plus để cải tạo đất, cung cấp nguồn vi sinh vật đối kháng nấm bệnh hại cây trồng.
- Phun phòng thường xuyên 10-15 ngày/lần cặp Nano bạc đồng & Nano đồng oxyclorua để phòng trừ nấm khuẩn trên cây
- Phát hiện bệnh mới chớm phun các lọai thuốc hóa học: Sat 4SL, Vimancoz, Ridomil- Gold,  Mataxyl,….
 

 
Hoặc gửi liên hệ cho chúng tôi theo mẫu dưới đây:
Dấu * là phần không được để trống

►TIN NỔI BẬT

Call
Gọi ngay
Call
Zalo
Call
Messenger