TẬN DỤNG RƠM RẠ SẢN XUẤT PHÂN BÓN HỮU CƠ TIẾT KIỆM CHI PHÍ

Trước đây, sau mỗi vụ thu hoạch lúa, bà con mình vẫn có thói quen đốt rơm rạ ngay tại đồng ruộng.Theo quan niệm của người dân, việc đốt đồng giúp họ không tốn công và chi phí xử lý rơm rạ trên đồng ruộng, tiêu diệt mầm bệnh trong quá trình sản xuất và tận dụng tro để cải tạo đất… Tuy nhiên, thực tế việc đốt rơm rạ trực tiếp trên đồng ruộng đã gây ra những tác hại lớn hơn gấp nhiều lần so với những lợi ích mà nó mang lại. Đó là phá vỡ vi sinh vật có lợi, chất dinh dưỡng, làm đất đai ngày càng thoái hóa, mất cân bằng hệ sinh thái đồng ruộng.

Tuy nhiên những năm trở lại đây, được sự vận động của ngành nông nghiệp địa phương và các nhà khoa học khuyến cáo, bà con nông dân đã có nhiều hình thức tận dụng nguồn rơm rạ sau thu hoạch lúa làm thức ăn cho gia súc, tận dụng rơm rạ để sản xuất phân bón hữu cơ giúp tăng thêm thu nhập.

 

Đặc biệt, sử dụng nấm Trichoderma và chế phẩm sinh học xử lý rơm rạ tại đồng ruộng giúp tăng cường nguồn phân hữu cơ cho đất. Tận dụng nguồn rơm rạ để tạo các sản phẩm có giá trị cao hơn như trồng nấm, ủ phân hữu cơ bón cho các loại cây trồng giúp giải quyết công ăn việc làm và tăng thu nhập, giảm thiểu ô nhiễm môi trường. “Ngoài rơm rạ, để làm phân hữu cơ thì có thể tận dụng phế thải chăn nuôi, thân, lá cây chuối, ngô, đậu, lạc, mía, rác thải hữu cơ sinh hoạt… Nhờ lượng phân bón hữu cơ ủ từ rơm rạ và lá chuối mà mỗi vụ mùa bà con giảm đáng kể việc bón phân hóa học, chủ yếu sử dụng phân hữu cơ bón cho cây trồng, đất không bị chai cứng, khô cằn, tái sinh côn trùng có ích trong đất, lấy lại cân bằng sinh thái, vừa tiết kiệm chi phí, vừa đảm bảo sức khỏe. 

Để có thể xử lý rơm rạ trả về cho đất, chế phẩm sinh học Trichoderma là chế phẩm được sử dụng chủ yếu trong quá trình làm đất (lúa). Trichoderma được phun trực tiếp vào bề mặt rơm rạ, giúp xử lý nhanh rơm rạ, vừa rẻ tiền vừa hiệu quả. Đây là chế phẩm có nguồn gốc sinh học, thân thiện với môi trường, an toàn cho người sử dụng và góp phần bảo vệ môi trường sinh thái.

Ưu điểm của phân hữu cơ vi sinh là sau khi ủ sẽ tiêu diệt các nguồn bệnh tàn dư. Phân hữu cơ vi sinh có thể đem bón cho đất trước khi gieo trồng sẽ làm tăng lượng hữu cơ bổ sung cho đất, nâng cao độ phì nhiêu của đất, làm cho đất tơi, xốp, giảm bớt khoản chi mua phân hóa học. Mô hình ủ phân hữu cơ vi sinh xóa đi tập tục đốt rơm, rạ tại cánh đồng, gây khói bụi, ô nhiễm môi trường. Thay vì lãng phí rơm theo cách đốt bỏ như nông dân vẫn làm, việc biến rơm thành phân hữu cơ có thể giúp người dân tiết kiệm được nguồn nguyên liệu lớn để tái tạo phân bón giàu dinh dưỡng, phục vụ sản xuất nông nghiệp.

Có thể thấy, các mô hình xử lý rơm rạ làm phân bón hữu cơ bằng chế phẩm sinh học bước đầu cho hiệu quả. Tuy vậy, việc nhân rộng cho các địa phương cũng còn nhiều hạn chế, ở nhiều nơi người dân chưa thực sự mặn mà bởi yếu tố mùa vụ gấp gáp, địa điểm ủ rơm rạ không thuận tiện. Sau mỗi vụ thu hoạch, lượng rơm rạ được sử dụng vào mục đích sản xuất nông nghiệp vẫn còn ít, nông dân vẫn duy trì thói quen đốt đồng hoặc hoặc vứt xuống kênh mương, ao hồ... vì không có chỗ chứa.

Nguồn tham khảo: 
https://nongnghiep.vn/.
 
Hoặc gửi liên hệ cho chúng tôi theo mẫu dưới đây:
Dấu * là phần không được để trống

►TIN NỔI BẬT

Call
Gọi ngay
Call
Zalo
Call
Messenger