Bọ trĩ là một trong những loại côn trùng gây hại nghiêm trọng và việc phòng trị chúng cực kỳ khó khăn và mất nhiều thời gian. Chúng có khả năng gây hại ở tất cả loại cây trồng như: cây cảnh, hoa, quả, rau màu và cây ăn trái, lúa… Bọ trĩ gây hại nặng từ giai đoạn cây con đến ra hoa, kết trái. Chúng hút chích nhựa cây làm đọt non bị chết khô, lá xoăn vàng, làm rụng hoa, trái không phát triển, làm da trái gần cuống có màu xám đậm (bà con thường gọi là da cám), ảnh hưởng đến giá trị thương phẩm, trái xấu không bán được giá. Đây là loại côn trùng phá hoại hầu như tất cả các loại cây trồng và đặc biệt rất khó trị do nó có tính kháng thuốc rất cao, nguyên nhân là:
Loại bọ này dù còn non hay đã trưởng thành đều rất nhỏ, chỉ dài khoảng 1mm nên không dễ phát hiện và cũng là điều kiện thuận lợi để chúng dễ dàng ẩn náu tránh sự phun thuốc trừ sâu. Thêm nữa vòng đời của bọ trĩ thường ngắn (chỉ khoảng 20 ngày) nhưng lại sinh sản rất nhanh và nhiều do nó đẻ nhiều trứng. Một con bọ trĩ cái có thể đẻ tới 200-300 cái trứng. Bọ trĩ đẻ trứng ở trong mô cây cho nên khả năng thuốc trừ sâu có thể tác động tới trứng của nó rất thấp.
Một lý do nữa đó chính là thuốc trừ sâu hóa học là “thần dược chữa bách bệnh” của người canh tác, khi có thể tiêu diệt nhanh loài gây hại trên vườn. Tuy nhiên, thuốc hóa học thường mang phổ tác dụng rộng nên vô tình tiêu diệt luôn thiên địch. Tuy nhiên các loài sâu bệnh côn trùng gây hại có khả năng thích nghi và tái tạo quần thể tốt hơn nên chúng nhanh chóng vượt qua stress và tăng nhanh mật độ nhanh hơn, vì thiên địch đã bị thuốc hóa học tiêu diệt. Điều này cũng dẫn đến loài gây hại thứ yếu (đang được kiểm soát) bùng phát.
Thêm nữa một thói quen thường gặp của rất nhiều nhà vườn là khi phòng hoặc trị khi tỷ lệ bọ trĩ hại thấp đã sử dụng những loại thuốc có hoạt lực mạnh hoặc tăng liều khiến bọ trĩ khi đã kháng thuốc, bà con xử lý các loại thuốc khác cũng gây khó khăn lớn.
Giải pháp là gì ??
- Khi thời tiết càng nóng khô, môi trường thiếu nước, bọ trĩ càng phát triển mạnh. Vì thế, ngoài việc chăm sóc cây tốt, tưới đều đặn bằng cách sử dụng hệ thống phun mưa để tăng ẩm, tạo mát làm hạn chế số lượng cũng như khả năng gây hại của loại côn trùng này.
- Thu hút và bảo vệ các loài thiên địch: Bọ rùa, bọ xít,…là những loài côn trùng có lợi, khi ở trong vườn, chúng sẽ giúp loại bỏ các loài gây hại phá hoại như rệp, ve và nhện đỏ…Bọ rùa, bọ xít trưởng thành thường ăn khoảng vài chục con bọ trĩ, rệp, nhện đỏ,…mỗi ngày. Để thu hút và giữ chân các loài thiên địch ở lại vườn của mình bà con có thể trồng các loại cây có mùi phấn hoa đặc trưng thu hút bọ rùa như: hoa vạn thọ, thìa là, rau ngò… Và điều quan trọng nhất là cần phải hạn chế dùng thuốc trừ sâu hóa học. Việc sử dụng nhiều thuốc hóa học chỉ làm nâng cao thêm tính kháng thuốc của bọ trĩ và giết chết các loài thiên địch có lợi, bà con cần lưu ý điều này nhé!
- Bà con nên kết hợp các hoạt chất trừ bọ trĩ cùng dầu khoáng để tăng hiệu quả trừ bọ trĩ.
- Tự làm thuốc trừ sâu sinh học: Ớt, tỏi, gừng…chứa hàm lượng axit lớn, sẽ gây tác động đến các bộ phận và giết chết bọ trĩ. Để làm dung dịch này, bà con cần băm nhuyễn ớt, tỏi, gừng theo tỷ lệ 1: 1: 1, sau đó thêm khoảng 3 lít rượu vào hỗn hợp và để ngâm trong khoảng 15 ngày. Khi phun, bà con hòa dung dịch đã ngâm với nước theo tỷ lệ 200 ml tỏi gừng ớt với 12 lít nước. Dung dịch tỏi, gừng, ớt này có thể bảo quản lên đến 4 – 5 tháng và thích hợp cho các vườn có số lượng cây ít như cây cảnh, hoa mai, hoa hồng, vườn rau bầu bí trồng tại nhà… Bà con cũng có thể mua các loại chế phẩm được chiết xuất lên men từ tỏi, gừng, ớt về phun cho cây nếu không có thời gian ủ.
- Sử dụng thuốc trừ sâu sinh học: Thảo Mộc trừ sâu HLC, BIO Plus HLC là giải pháp hữu hiệu giúp bà con phòng ngừa bọ trĩ, nhện đỏ, vẽ bùa,.... hiệu quả không gây độc hại, không tồn dư, không ảnh hưởng tới thiên địch. Bà con nên phun phòng định kỳ vào các giai đoạn cây ra lộc non, hoa, trái non và giai đoạn nuôi trái.
- Khi mật độ bọ trĩ tăng cao bà con có thể phun luân phiên các loại thuốc có hoạt chất:
Khi bọ trĩ phá hại nặng có thể sử dụng các loại thuốc gốc:
Imidacloprid (Conphai 10WP, Midan 10WP, Zobin 90WP, Imitox 20SL, Classico 480EC, Anvado 100WP,…).
Fipronil (Regent, Delta Gold 60EC).
Abamectin (Miktin 3.6EC, Reasgant 3.6ec).
Spinetoram (Radiant 60SC).
Deltamethrin (Delta Gold 60EC).