RỬA VƯỜN VÀ PHỤC HỒI CHO CÂY TIÊU SAU THU HOẠCH

Sau thu hoạch cây tiêu thường sẽ kiệt sức, lại trùng vào mùa khô nên khả năng bị nấm, bệnh cao, ảnh hưởng đến năng suất, sản lượng vụ sau, do đó ngành chức năng khuyến cáo, thời kỳ này nông dân cần tập trung chăm sóc vườn đúng cách

CÁC BƯỚC CHĂM SÓC VƯỜN TIÊU SAU THU HOẠCH

1. Cắt tỉa và dọn dẹp tàn dư

Sau khi thu hoạch, thời gian này, bà con anh chị nhà vườn bắt tay vào công đoạn cắt những cành dây lươn, cành sâu bệnh, cành tăm, mọc sát mặt đất..  Việc này giúp cho cây tập trung nuôi những cành ngang cho trái, làm cho cây thông thoáng, ngăn ngừa mầm bệnh và tạo điều kiện thuận lợi cho cây phân hóa mầm hoa.  Sau khi cắt xong, những tàn dư này bà con  cẩn thận gom lại chôn, hoặc đốt để phòng ngừa sự lây lan mầm bệnh.

2. Rửa vườn

Kỹ thuật rửa vườn đối với cây tiêu sau thu hoạch là rất quan trọng. Giai đoạn này, tiêu thường xuất hiện bệnh thán thư, địa y.... Các loại nấm bệnh này đều khiến cho lá tiêu nhanh già và rụng. Do đó, bà con cần phải sớm đề phòng, xử lý, giúp vườn tiêu hồi phục, khỏe mạnh.
Theo các nhà vườn, thời gian rửa vườn tiêu tốt nhất là sau khi hái xong. Tuy nhiên, thời điểm này thường rơi vào mùa khô, nên bà con cần căn thời tiết phù hợp để rửa vườn hiệu quả.
Bà con  rửa vườn tiêu bằng các dòng thuốc diệt nấm gốc đồng, hoặc lưu huỳnh giúp rửa sạch mầm bệnh, nấm, rong, rêu trên cây giúp lá sạch tăng tỷ lệ quang hợp của cho cây.
Bà con có thể tham khảo dòng Nano đồng chuyên rửa vườn hoặc nano s2 dòng sản phẩm sản xuất theo cơ chế nano tiên tiến, cây dễ hấp thụ tẩy rửa nấm bênh, không gây nóng cây, rụng lá, suy cây. Đây là 2 dòng sản phẩm hỗ trợ tốt cho bà con canh tác nông nghiệp an toàn, bề vững thân thiện với môi trường và sức khỏe người dùng.

3. Phục hồi dưỡng cây

Để phục hồi sức khỏe cho vườn cây, bà con chú trọng sử dụng các loại phân bón có hàm lượng đạm, lân cao. Đạm, lân sẽ giúp cây mau lấy lại sức, tăng cường sức khỏe cho bộ rễ
Sau thu hoạch gặp ngay cao điểm mùa khô nên đất sẽ khô, cây yếu, nếu bón nhiều thì dễ bị dư thừa, cây không thể hấp thụ hết vừa lãng phí vừa gây chai cứng đất đai. Song song với phân bón vô cơ thì bà con nên chú trọng sử dụng phân bón sinh học, tưới phòng nấm rễ bằng trichoderma nhằm tăng cường độ phì nhiêu cho đất, bảo vệ môi trường và các vi sinh vật có lợi

Giai đoạn chăm sóc hồ tiêu sau thu hoạch thực tế không hề dễ, nhất là trong điều kiện thời tiết có nhiều thay đổi như hiện nay. Thực tế còn nhiều người chưa chú trọng đúng mức đến giai đoạn này nên ảnh hưởng đến khả năng kháng bệnh, năng suất của vườn cây. Thời kỳ này, về nguyên tắc nhà nông cần để cho cây tiêu khô hạn và có thời gian ngủ, nghỉ, phân hóa mầm hoa. Tuy nhiên, không phải vì vậy mà nông dân bỏ bê việc chăm sóc, không nên phơi gốc, rễ tiêu làm cho cây càng mất sức, dễ bị nấm bệnh tấn công về sau. Người dân cũng cần sử dụng các vật liệu che chắn, tủ gốc.
Trên đây là một số lưu ý bà con anh chị nhà vườn tham khảo để có kế hoạch phục hồi vườn tiêu chuẩn bị cho vụ mới năng suất hơn nhé.
---------------------------------------------------------------------
 
Mọi thắc mắc, bà con hãy để lại bình luận ở dưới bài viết hoặc liên hệ ngay HLC để được tư vấn:
Công ty CP HLC HÀ NỘI
Hotline:0399 156 166 - 0707 888 666
CN Miền Bắc: 268 Vũ Hữu, Thanh Xuân, Hà Nội.
CN Miền Nam: Số 32, Đường HT26, phường Hiệp Thành, Quận 12, TP Hồ Chí Minh
Fanpage: Chế phẩm sinh học HLC 
Hoặc gửi liên hệ cho chúng tôi theo mẫu dưới đây:
Dấu * là phần không được để trống

►TIN NỔI BẬT

Call
Gọi ngay
Call
Zalo
Call
Messenger