RỆP SÁP HẠI CÂY SẦU RIÊNG VÀ CÁCH PHÒNG TRỊ HIỆU QUẢ NHẤT

Rệp sáp không chỉ là mối nguy hại lớn cho cây cà phê, cây tiêu và với cây ăn trái như sầu riêng loại rệp sáp này cũng là mối đe dọa lớn, rệp sáp là nguyên nhân khiến cho sầu riêng bị sượng trái, chất bài tiết của chúng cũng là nguyên nhân cho sự có mặt của một số vi sinh vật gây hại khác như bồ hóng, nấm.
 

Vậy làm thế nào để bảo vệ trái sầu riêng trước sự tấn công của những con rệp sáp đáng ghét này để trái cho phẩm chất cao bán ra giá thành cao. Trước hết điều cần thiết là bà con cần tìm hiểu về đặc tính gây hại của chúng và từ đó có biện pháp phòng trừ rệp sáp hại sầu riêng thích hợp.



Đặc tính sinh học và gây hại:

Trên sầu riêng có nhiều loại rệp sáp, chủ yếu xuất hiện và gây hại trên trái, bông, ít thấy trên lá. Rệp sáp cái có thân hình dài khoảng 3 mm, màu hồng hay vàng, bên ngoài phủ một lớp phấn bột trắng. Trứng được đẻ thành từng chùm 100 - 200 trứng, một con cái có thể đẻ 600 - 800 trứng. Sau 6 - 10 ngày, trứng nở ra rệp sáp con (crawler) màu vàng nhạt, trơn chưa phủ lớp bột trắng. Chúng nhanh chóng tìm nơi trú ẩn và gây hại. Rệp sáp đực nhỏ hơn con cái, lột xác 4 lần, có cánh, ngược lại rệp cái chỉ lột xác 3 lần, sau đó đẻ trứng và chết, rệp cái không có cánh. Rệp sáp tăng mật số rất nhanh, mỗi năm sinh sản 2 - 3 lần. 




Các loại rệp sáp gây hại trên cây sầu riêng có rất nhiều loại khác nhau nhưng loại rệp sáp thường thấy nhất đó chính là loại Planococcus sp chúng xuất hiện tấn công và gây hại phổ biến trên lá nhất là trên trái. Chúng bám vào bề mặt và thực hiện việc chích hút chất dinh dưỡng khiến cho vùng bị chích hút không thể phát triển gây nguy hại nghiêm trọng cho trái khiến cho trái bị sượng. Đặc tính sinh trưởng của chúng là sinh trưởng phát triển mạnh mẽ vào mùa khô cũng là thời điểm sầu riêng ra hoa kết trái và rất dễ dàng bị tấn công. 

Rệp sáp gây hại bằng cách hút nhựa nơi cuống trái non hoặc giữa các gai trên trái lớn. Khi trái còn nhỏ, nếu mật số rệp cao, trái bị biến dạng và rụng, nếu trái lớn, trái phát triển kém và bị sượng. Khi thiếu thức ăn, rệp trú ẩn dưới đất nơi vùng rễ. 

Rệp sáp hút nhựa cây và bài tiết chất dịch giàu chất đường, khiến nấm bồ hóng dễ phát triển và làm trái bị phủ một lớp muội đen. Những trái sầu riêng nào có xuất hiện nấm bồ hóng và rệp nhìn không được đẹp mắt, rất khó bán, giá thành thấp. Ngoài ra nấm còn làm cây sinh trưởng kém do quang hợp giảm. Rệp sáp ít di chuyển, sống cộng sinh với kiến. Kiến sống bằng cách hút chất dịch do rệp thải ra và bảo vệ rệp bằng cách xua đuổi các thiên địch ăn thịt và ký sinh của rệp, sau khi rệp đã hút hết nhựa, kiến sẽ tha rệp đi nơi khác để tiếp tục gây hại.

Ngoài ra rệp sáp cũng gây hại rất mạnh trên hệ rễ sầu riêng: chúng là tác nhân gián tiếp mở đường để nấm khuẩn tuyến trùng gây hại hệ rễ sầu riêng. Cây sầu riêng bị rệp sáp hại rễ thường có triệu chứng sinh trưởng và phát triển rất kém, lá vàng úa từ gốc lên ngọn và rụng từ từ. Cây bị suy yếu, rễ bị thối, cây héo vàng dần, khi bị nặng lá rụng hàng loạt, quả nhỏ, hạt bị lép, cây khó hồi phục và nặng hơn có thể bị chết.





Cách phòng trừ rệp sáp trên cây sầu riêng

  • - Chăm sóc cây khỏe mạnh

  • - Tạo độ ẩm không quá thấp trong mùa khô duy trì một lớp rơm phủ hoặc là lớp cỏ phủ đất. Kết hợp bón phân hữu cơ tưới nước đầy đủ cũng làm giảm rệp sáp xuất hiện trong mùa khô một cách đáng kể.

  • -Trồng sầu riêng với khỏang cách hợp lý, không nên trồng qúa dầy như một số chủ vườn hiện nay, để vườn luôn được thông thoáng.


  • - Thường xuyên, cắt tỉa bỏ những cành bị sâu bệnh, cành nằm khuất trong tán lá không có khả năng cho trái... để vườn luôn thông thoáng. Đối với những trái có qúa nhiều rệp đeo bám có thể mạnh dạn cắt bỏ rồi đem tiêu hủy để hạn chế sự lây lan của chúng. Chăm sóc chu đáo để cây sầu riêng sinh trưởng và phát triển tốt, có sức chống đỡ với rệp.
     

  • - Duy trì một số loài thiên địch có sẵn trong thiên nhiên không chế được rệp sáp như Bọ rùa và Ong ký sinh để chúng ăn thịt những con rệp này.
     

  • - Để hạn chế sự lây lan của rệp từ trái này sang trái khác, từ cây này sang cây khác, thì cùng với việc xịt thuốc diệt rệp các bạn cũng cần lưu ý diệt kiến (là những loài sống cộng sinh với rệp để hạn chế việc kiến tha rệp di chuyển) bằng cách thường xuyên dọn sạch cỏ rác, lá cây mục tủ ở xung quanh gốc để phá vỡ nơi trú ngụ của kiến. Khi xịt thuốc trừ rệp nên xịt cả thân cành để trừ kiến, nếu thấy xung quanh gốc có nhiều kiến có thể dùng thuốc Padan, Basudin hoặc Regent hột rải xung quanh gốc để tiêu diệt.
     

  • -  Thường xuyên kiểm tra vườn để phát hiện và phun thuốc diệt trừ rệp kịp thời nhất là giai đoạn cây đang có trái non trở đi.  Khi vườn sâu riêng bị tỷ lệ thấp hoặc để phòng rệp sáp bà con nên phun những loại thuốc sinh học để đảm bảo không ảnh hưởng đến hệ thiên địch và không gây độc hại như dòng BIO Plus trừ sâu sinh học của Công Ty CP HLC Hà Nội.



 

  •  

- Khi phát hiện có nhiều rệp trên trái các bạn có thể sử dụng một trong các loại thuốc như: Movento; Supracid 40EC/ND; Suprathion 40EC; Dầu khoáng DC-Tron Plus 98,8EC; Bitox 40EC/50EC; Butyl 10WP, Mospilan... Để tiết kiệm thuốc, đồng thời hạn chế gây ô nhiễm vườn cây và giảm bớt sự thiệt hại cho thiên địch, khi xịt thuốc các bạn chị nên xịt trực tiếp vào chỗ có rệp bu bám, nếu có thể được trước khi phun thuốc nên phun bằng nước có pha xà bông để rửa trôi bớt lớp phấn sáp bên ngòai cơ thể rệp, đến khi xịt thuốc thì thuốc dễ tiếp xúc với cơ thể của rệp, hiệu qủa diệt rệp của thuốc sẽ cao hơn. Cũng có thể dùng máy bơm nước có áp suất cao xịt mạnh tia nước vào chỗ có nhiều rệp đeo bám sẽ có tác dụng rửa trôi bớt rệp. Về liều lượng và cách xử dụng thuốc các bạn nên đọc kỹ hướng dẫn của nhà sản xuất có in trên vỏ bao bì.
  •  
  • - Rệp sáp gây hại rễ sầu riêng, bà con cần làm ẩm đất sau đó đổ thuốc trị rệp sáp vào gốc kết hợp tưới cùng thuốc đặc trị nấm khuẩn. Đồng thời sau đó bà con cần phục hồi hệ rễ sầu riêng bằng bộ đặc trị vàng lá thối rễ của HLC (Trichoderma Bacillus, EM HLC đặc trị tuyến trùng, EM Plus HLC). 
  •  
  • - Với những cây sầu riêng đã bị chết do rệp sáp gây hại, trước khi trồng lại cây khác, bà con cần rải hoặc tưới thuốc trừ rệp vào gốc để diệt rệp chứ không được tiến hành trồng lại ngay.
  •  
Nguồn: admin tổng hợp.
Hoặc gửi liên hệ cho chúng tôi theo mẫu dưới đây:
Dấu * là phần không được để trống

►TIN NỔI BẬT

Call
Gọi ngay
Call
Zalo
Call
Messenger