Phòng trừ nhện hại trên cây có múi trong mùa nắng nóng

Nhện là loài sinh vật gây hại phổ biến trên cây có múi, đặc biệt trong điều kiện khí hậu nóng và khô là thích hợp cho nhện phát triển và gây hại mạnh.


 

Nhóm nhện gây hại thường có kích thước rất nhỏ, không giống với các loài nhện thiên địch. 

Nhện có vòng đời rất ngắn, khả năng sinh sản cao, tạo nhiều thế hệ trong một năm, vì thế dễ bộc phát thành dịch trong một thời gian ngắn. Trên cây có múi phổ biến có 3 loài nhện. 

1. Nhện đỏ thuộc họ Tetranychidae.






Trưởng thành nhện đỏ tròn, dài khoảng 0,35mm, màu đỏ sậm. Nhện đỏ tấn công trên lá và trái chích cạp và hút nhựa lá và trái. Trên lá, nhện bám ở mặt dưới lá, vết cạp và hút tạo thành những chấm nhỏ li ti trên mặt lá. Khi bị nặng, vết chấm lan rộng, lá có màu ánh bạc, sau đó lá bị khô và rụng. Nhện đỏ tấn công cả trên cành non, làm cành khô và chết. Trên trái, nhện đỏ sống tập trung ở phần cuống trái, đít trái và trong các phần lõm của trái. Khi trái còn non, nhện chích và hút dịch ở lớp biểu bì và làm vở tuyến tinh dầu trên vỏ trái, sau đó vỏ trái bị biến màu, tạo những đốm nhám sần sùi trên vỏ trái (nông dân còn gọi là da cám).

Loài này gây hại trên lá và quả là một trong những dịch hại quan trọng trên họ cam quýt và các loại cây trồng khác. Chúng phát triển mạnh trong điều kiện thời tiết khô.

Nhện chích hút trên lá và trái để lại triệu chứng giống như bị cào, trên vỏ quả phủ một lớp màu vàng xạm, trên mặt lá xuất hiện các điểm sáng. 

2. Nhện vàng thuộc họ Eriophyidae, bộ Acari

Trưởng thành màu vàng tươi, có hình dạng giống như củ cà rốt, con cái kích thước dài khoảng 0,1mm. Trưởng thành đẻ trứng vào những phần lõm trên trái và trên bề mặt lá. Nhện gây hại trên trái, lá và cành nhưng quan trọng nhất là trên trái. 

Nhện vàng tập trung nhiều trên phần vỏ trái hướng ra phía ngoài tán lá, chúng tấn công quả làm quả bị méo mó, nhỏ, tạo những vết nâu hơi xám, những quả bị hại do nhện giảm nước nhanh hơn quả không bị hại và hư hỏng một cách nhanh chóng. 


3. Nhện trắng thuộc họ Tarsonemidae.

Trưởng thành cái có màu trắng hay màu vàng nhạt, cơ thể có hình bầu dục dài khoảng 0,2mm. Nhện trắng thường thích tấn công phần vỏ trái non nằm trong tán lá. Khi bị gây hại, bề mặt vỏ trái mất màu, phát triển không đều, gần giống triệu chứng da cám. Trái có thể bị biến dạng ngưng phát triển và rụng sau đó. Khi mật số cao, nhện trắng tấn công cả lá non, làm lá biến màu và phát triển cong queo.

Thường tạo vết rám, xạm trên chanh, làm giảm giá trị thương phẩm. Chúng có mức độ gây hại phổ rộng trên các nhóm lá rộng, cây cảnh và cỏ ẩm độ mùa hè là điều kiện thuận lợi cho chúng phát triển.

Vụ chanh nghịch, hay vụ cam xuân hè thường bị ảnh hưởng nặng. Vết hại có màu vàng bạc hay chì màu da xạm giống như màu da cá mập và lan rộng ra khắp bề mặt quả, thỉnh thoảng vết xạm giống như màu đồng thiếc, quả thấp trên cây thường bị hại nặng đầu tiên. 

Nhện trắng gây hại trên lá non của cam quýt, thường giai đoạn vườn ươm của cây bị thiệt hại nặng và có thể tìm thấy chúng ở dưới mặt lá, chúng làm lá rậm rạp và méo mó, mép lá bị cong xuống và thường biểu hiện màu đồng thiếc ở mặt dưới lá. Thân non sinh trưởng còi cọc, cây trồng giống như ảnh hưởng của thuốc cỏ.

Biện pháp phòng trừ:


 

+ Khảo sát vườn liên tục, đặc biệt chú ý vào mùa khô bằng các dụng cụ như kính lúp, giấy trắng... và nhận diện các triệu chứng gây hại để phòng trừ đúng lúc. 

+
 Trong điều kiện tự nhiên, nhóm nhện gây hại cũng bị nhiều loại thiên địch tấn công. Có nhiều nhện thiên địch thuộc họ Phytoseiidae làm giảm mật số nhện hại.

+ Thu gom các trái bị hại rơi rụng, tạo thành vườn thông thoáng cũng làm giảm mật số gây hại. 

+ Tưới phun nước đủ ẩm thường xuyên cũng làm giảm nhện gây hại, nên tưới từ dưới lên trên bề mặt.

+ Nhất là giai đoạn trái non khi thấy trong vườn có một số trái bị da lu, da cám thì tiến hành kiểm tra ngay sự xuất hiện của nhện trên trái, quan sát kỹ những trái nằm trong tán vì nhện thường tập trung cao vào phía này.

+ Biện pháp sử dụng chế phẩm sinh học: chế phẩm sinh học Thảo mộc trừ sâu HLC hoặc chế phẩm sinh học BIO Plus HLC.





Cả 2 dòng chế phẩm sinh học trừ sâu này ngoài tác dụng phòng trừ hiệu quả các đối tượng 
côn trùng chích hút, rầy rệp, vẽ bùa , nhện đỏ…, sản phẩm còn đảm bảo an toàn, không gây dư lượng, không độc hại với môi trường, hệ sinh thái và con người. 
– Dùng để phòng : Pha 500ml chế phẩm thảo mộc trừ sâu hoặc chế phẩm BIO Plus HLC với 200 lít nước
– Dùng để trị: Pha 500ml chế phẩm thảo mộc trừ sâu hoặc chế phẩm BIO Plus HLC với 150 lít nước.

Đặc tính nhện đỏ có tính kháng thuốc nên bà con có thể đảo phun luân phiên các loại thuốc để đạt hiệu quả cao nhất.

+ Biện pháp sử dụng thuốc hóa học: Do nhện có khả năng kháng thuốc rất cao nên phải thường xuyên thay đổi luân phiên các loại thuốc sau: Saromite 57EC, Comda Gold 5WG, Dầu khoáng , Sulox 80WP, Comite... xịt vào chỗ nhện thường ẩn nấp (mặt dưới lá và trên trái), phun phòng định kì từ giai đoạn trái non,

+ Nếu vườn bị hại nặng thì cứ mỗi đợt ra lộc non xịt thuốc 3 lần: lần 1 khi vừa nhú đọt, lần 2 khi đọt ra rộ và lần 3 khi lá bánh tẻ. 

+ Khi cây cho trái cũng nên xịt thuốc 3 lần: lần 1 lúc nụ hoa ra rộ, lần 2 sau khi tượng trái rộ khoảng 1 tuần và lần 3 cách lần 2 khoảng 10 ngày.

Nguồn: nongnghiep.vn

Hoặc gửi liên hệ cho chúng tôi theo mẫu dưới đây:
Dấu * là phần không được để trống

►TIN NỔI BẬT

Call
Gọi ngay
Call
Zalo
Call
Messenger