PHÂN BÓN HỮU CƠ - NGUYÊN TẮC SỬ DỤNG PHÂN HỮU CƠ SAO CHO ĐẠT HIỆU QUẢ CAO NHẤT

Sử dụng phân bón hữu cơ trong sản xuất nông nghiệp là một trong những giải pháp quan trọng hướng đến nền sản xuất nông nghiệp xanh, sạch và an toàn. Nhưng để sử dụng phân bón hữu cơ, đạt hiệu quả cao nhất lại là vấn đề chưa được nhiều người sản xuất quan tâm.

Hiện nay, hiệu quả sử dụng phân bón hữu cơ còn chưa cao; trong sản xuất trồng trọt nguyên nhân do người sản xuất bón chưa đúng cách. Nguyên tắc bón phân: Bón đúng nhu cầu cây trồng – đúng liều lượng- đúng lúc- đúng cách. Do vậy, việc sử dụng tiết kiệm thông qua việc tăng hiệu quả sử dụng phân bón hữu cơ là vấn đề hết sức cần thiết. Việc làm này sẽ góp phần giảm trực tiếp lượng phân bón sử dụng, tạo tiền đề tích cực vào việc  giảm chi phí sản xuất nâng cao chất lượng nông sản, giảm thiểu ô nhiễm môi trường. Để nâng cao hiệu quả sử dụng phân bón hữu cơ người sản xuất cần chú ý những điểm sau:

Phân hữu cơ được chia thành 2 nhóm: Phân hữu cơ truyền thống (Phân chuồng, phân xanh, phụ phẩm nông nghiệp,...)  và phân hữu cơ công nghiệp (hữu cơ khoáng, hữu cơ sinh học, phân vi sinh và hữu cơ vi sinh)

() Phân hữu cơ truyền thống (phân xanh, phân chuồng, phế phụ phẩm nông nghiệp):  Khi đưa vào sử dụng bón cho đất cần phải ủ cho hoại mục. Có 3 phương pháp ủ với thời gian của mỗi phương pháp là khác nhau (ủ nóng, ủ nguội, nóng và nguội). Tuỳ theo nhu cầu sử dụng phân bón mà áp dụng phương pháp ủ thích hợp để vừa đảm bảo có phân dùng đúng lúc vừa đảm bảo được chất lượng phân ủ.


 

Phân hữu cơ truyền thống sử dụng chủ yếu dùng để bón lót, trước khi trồng. Cách bón là bón theo hàng, theo hốc, theo hố hoặc bón rải trên mặt đất rồi cày vùi. Lượng phân bón tùy thuộc vào nhu cầu dinh dưỡng  của cây trồng, chất lượng của phân bón, (phân bón chất lượng tốt thì bón ít, phân có hàm lượng dinh dưỡng thấp thì bón nhiều), tính chất của đất đai, mùa vụ trong năm và loại cây trồng. Đất có thành phần cơ giới nặng, giàu mùn thì có thể bón lót với lượng lớn hơn, trong khi đó đất có thành phần cơ giới nhẹ nghèo mùn nên bón lót ít hơn bổ sung bón vào các giai đoạn sau của cây trồng nhằm hạn chế hiện tượng mất dinh dưỡng do quá trình rửa trôi.

Ví dụ: Vụ Xuân và vụ Đông  bón lót nhiều hơn so với vụ Mùa.

Các loại cây trồng ngắn ngày cần tập trung bón lót nhằm tạo điều kiện cho cây có đủ thời gian sử dụng được nguồn phân đã bón.

Lượng bón: Cây rau màu bón từ 3 -5 tấn/hecta; cây lúa 8-10 tấn/ha, cây ăn quả, cây công nghiệp 20-30 tấn/ha.

()  Phân hữu cơ công nghiệp (hữu cơ khoáng, hữu cơ sinh học, phân vi sinh và hữu cơ vi sinh):  Sử dụng cho cả bón lót và bón thúc.

- Bón lót: chủ yếu dùng cho cây ngắn ngày bón bằng cách rải đều rồi vùi khi làm đất hoặc bón theo hốc, hàng phủ một lớp đất mỏng lên trên rồi mới gieo trồng. Đối với cây lâu năm thì bón trộn đều với lớp đất mặt đem cho xuống hố rồi trồng.

- Bón thúc: đào rãnh bón vòng quanh tán cây, rồi lấp một lớp đất mỏng hoặc rải đều trên mặt đất rồi tưới nước ngay.

- Bón qua lá: Hòa tan theo liều lượng chỉ dẫn của nhà sản xuất rồi phun đều lên toàn bộ cây.

Trong quá trình sử dụng phân bón hữu cơ không nên kết hợp với thuốc bảo vệ thực vật, phân vô cơ vì sẽ  làm giảm hiệu lực phân bón.

() Tránh trộn, bón phân hữu cơ thô (Phân chưa hoai mục) vào đất.

Trộn, bón phân hữu cơ thô vào đất sẽ tạo điều kiện cho dịch bệnh phát triển và phá hủy cấu trúc đất, do quá trình phân hủy chất hữu cơ sẽ sinh ra những vấn đề như:

- Quá trình phân hủy chất hữu cơ, thường nhiều vi khuẩn hiếu khí và sử dụng không khí cũng như sinh nhiệt vào đất làm chết vi sinh vật đất và cả rễ cây.

- Sinh ra khí Metan gây ngộ độc rễ.

- Tăng lượng axít hữu cơ trong đất.

Tăng cường sử dụng phân bón hữu cơ và sử dụng phân bón hữu cơ hiệu quả là giải pháp tất yếu trong sản xuất trồng trọt của hiện tại và tương lai, là tiền đề để phát triển nông nghiệp sạch, an toàn và bền vững.
Nguồn: 
https://www.quangninh.gov.vn/

Hoặc gửi liên hệ cho chúng tôi theo mẫu dưới đây:
Dấu * là phần không được để trống

►TIN NỔI BẬT

Call
Gọi ngay
Call
Zalo
Call
Messenger