PHÂN BIỆT BỆNH THỐI CỦ GỪNG DO NẤM VÀ VI KHUẨN. CHÚ Ý BIỆN PHÁP PHÒNG TRỪ

Những năm gần đây cây gừng đã và đang đem lại hiệu quả kinh tế cao, là một trong những cây trồng chủ lực góp phần xóa đói, giảm nghèo cho bà con nông dân tại một số địa phương trong tỉnh. Tuy nhiên, việc trồng gừng của bà con nông dân còn gặp khó khăn do trong suốt quá trình sinh trưởng cây gừng bị nhiều loại sâu bệnh tấn công nhưng phổ biến nhất là bệnh thối củ. Nếu phòng, trừ không đúng và không kịp thời bệnh sẽ làm cây chết và củ bị thối hoàn toàn, giảm năng suất nghiêm trọng.



Để việc trồng gừng đạt hiệu quả thì bà con nông dân cần biết:
Bệnh thối củ gừng có 2 dạng: Thối khô củ gừng do nấm (Rhizoctonia solani) gây ra và thối mềm, nhũn ướt do vi khuẩn (Erwinia carotovora) gây ra.
Bệnh thối củ do nấm
Vết bệnh đầu tiên là những đốm màu nâu xám, có những lá bị úa vàng và rủ xuống. Nấm bệnh tấn công vào phần gốc cây gần mặt đất. Bệnh nặng, vết bệnh lan rộng ra, không có hình dạng nhất định, xung quanh có viền nâu đen. Phần lớn vết bệnh có xu hướng lan xuống phía gốc, làm thối một phần củ. Vết bệnh thối khô và xốp. Bệnh nặng có thể làm chết cả cây và toàn bộ củ bị thối. Nấm tồn tại trong đất, xâm nhập vào gốc và củ gừng. Thời tiết nóng và ẩm là điều kiện thuận lợi cho bệnh phát triển.

Bệnh thối củ do vi khuẩn
Vết bệnh lúc đầu là một đốm nhỏ màu nâu xám hơi mọng nước. Sau đó vết bệnh lớn dần và ăn sâu vào bên trong làm củ bị thối. Thối củ do vi khuẩn khác với bệnh thối khô do nấm là củ bị mềm nhũn, cắt ngang chỗ thối thấy có dịch nhờn hoặc khi ấn tay vào có chảy nước, có mùi hôi. Cây bị bệnh lá úa vàng và đổ gục. Bệnh còn gây hại trong thời gian bảo quản. Vi khuẩn tồn tại trong đất, xâm nhập vào củ qua vết thương. Bệnh thường gây hại mạnh trong những ngày mưa dầm, đất thoát nước kém.

Bệnh thối củ gừng rất khó trừ, lây lan nhanh và gây tổn thất lớn nên phòng bệnh là cần thiết và bắt buộc.
Biện pháp phòng, trừ
- Đối với những đồi, vườn gừng thường xuyên bị bệnh thối củ gây hại nên luân canh với cây trồng khác như ngô, đỗ tương...
- Sau khi thu hoạch gừng, vệ sinh vườn đồi bằng cách thu gom toàn bộ tàn dư cây đem tiêu hủy.
- Rắc vôi bột với liều lượng 70-100 kg/1.000 m2 để xử lý đất nhằm hạn chế mầm bệnh trong đất.
- Bón lót bằng phân hữu cơ hoai mục + chế phẩm sinh học Trichoderma và cân đối NPK để hạn chế bệnh.
- Không lấy giống ở những đồi gừng bị bệnh, xử lý nguồn bệnh trên củ giống bằng cách ngâm củ giống trong thời gian 10 phút với các loại thuốc trừ nấm có tính nội hấp và lưu dẫn cao như: Aliette 80WP, Kasuran 47WP... pha 20-25g/10 lít nước, vớt ra để khô nước rồi đem trồng.
- Trồng đúng mật độ, làm rãnh để thoát nước tốt.
- Kịp thời phát hiện, nhổ bỏ và tiêu hủy cây bị bệnh, sau đó rắc vôi vào đất tại chỗ đã nhổ bỏ cây.
- Phòng trừ bệnh thối củ bà con sử dụng chế phẩm nano bạc đồng và nano đồng oxyclorua đem lại hiệu quả rất cao:

+ Tỷ lệ phòng: 1 chai nano bạc đồng 500ml + 1 chai nano đồng oxyclorua 500ml pha cho 300 lít nước phun và tưới gốc định kỳ 7-10 ngày/lần



+ Tỷ lệ trừ bệnh: 1 chai nano bạc đồng 500ml + 1 chai nano đồng oxyclorua 500ml pha cho 300 lít nước phun và tưới gốc. Những diện tích bị bệnh nặng cần phun kép 2-3 lần, cách nhau 3-5 ngày.

Ngoài ra bà con nên sử dụng định kỳ nấm đối kháng Trichoderma Bacillus & EM HLC đặc trị tuyến trùng để hạn chế tối đa lượng cây chết do bệnh héo xanh, đã cho kết quả rất khả quan trong việc phòng trừ các loại vi sinh vật gây bệnh (nấm và vi khuẩn, tuyến trùng).

Xin tư vấn cách sử dụng như sau: 1 chai Trichoderma Bacillus 500ml + 1 chai EM HLC đặc trị tuyến trùng 500ml pha cho 300-400 lít nước tưới định kỳ vào gốc 10-15 ngày/lần
Nấm đối kháng Trichoderma Bacillus có khả năng ức chế, cạnh tranh dinh dưỡng và tiêu diệt được các vi sinh vật gây bệnh héo xanh (nấm và vi khuẩn có hại). Vì Trichoderma tiết ra một enzym làm tan vách tế bào của các loài nấm khác và cạnh chanh thức ăn với vi khuẩn đất. Sau đó, nó có thể tấn công vào bên trong loài nấm gây hại đó và tiêu thụ chúng. Còn sản phẩm EM HLC đặc trị tuyến trùng ngoài việc phòng trừ các vi sinh vật có hại trong đất cho các cây trồng (chè, hồ tiêu, cà phê, cà rốt, rau màu, cây ăn quả, cây có múi, cây lương thực và các loại cây trồng khác…) còn có khả năng tiêu diệt trứng, tuyến trùng trưởng thành, ức chế quá trình sinh sản của tuyến trùng (môi giới tạo ra vết thương trên rễ để nấm khuẩn gây hại hệ rễ cây)
Đây là một lợi thế giúp cho người nông dân có thể phòng ngừa và kiểm soát tốt bệnh này khi thuốc hóa học không có tác dụng diệt vi khuẩn. Ngoài ra, bộ sản phẩm còn có tác dụng kích thích sự tăng trưởng của cây trồng (giúp gia tăng số lượng rễ cho cây gấp 6-10 lần), rễ khỏe, cây khỏe, tăng đề kháng với sâu - nấm bệnh hại
Chú ý: Những vườn, đồi gừng đang bị bệnh tuyệt đối không được bón phân hoặc phun các loại phân bón qua lá, phân vi sinh, các chất kích thích sinh trưởng. Cần phun theo chỉ dẫn trên nhãn thuốc và tuân thủ kỹ thuật “4 đúng”./.










Một số hình ảnh tại vườn gừng nhà anh Toán - xã Hoài Đức, huyện Lâm Hà, Lâm Đồng sử dụng chế phẩm sinh học HLC đạt hiệu quả rất cao.

Bà con có thể tham khảo thêm bài viết trong đường link: 
https://hlc.net.vn/tin-tuc-hlc-ha-noi/ha-gung-lam-ha-lam-dong-su-dung-cpsh-hlc-giup-ba-con-mang-ve-thu-nhap-lon-2247-31531-article.html để tham khảo biện pháp canh tác và chăm sóc gừng của mô hình 8Ha gừng nhà anh Toán tại xã Hoài Đức, huyện Lâm Hà, tỉnh Lâm Đồng.
Hoặc gửi liên hệ cho chúng tôi theo mẫu dưới đây:
Dấu * là phần không được để trống

►TIN NỔI BẬT

Call
Gọi ngay
Call
Zalo
Call
Messenger