Những lưu ý khi trồng mít Thái siêu sớm ở miền Nam

Những lưu ý khi trồng mít Thái ở miền Nam

Mít Thái siêu sớm là giống mít mới xuất hiện những năm gần đây, là giống cây dễ trồng, ít công chăm sóc, không cần sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, thời gian sinh trưởng ngắn, năng suất cao, đậu trái quanh năm.

Đặc điểm nổi bật của cây mít Thái là cho thu hoạch rất nhanh. Từ lúc trồng đến lúc cho thu hoạch lứa đầu tiên chỉ mất khoảng 12-15 tháng. Cây đậu trái quanh năm nhất là vào mùa hè. Trái mít khi chín có trọng lượng từ 10-15 kg, bên trong có múi khá to và mọng, ăn thơm ngọt đậm. Bên cạnh đó, mít Thái giàu chất dinh dưỡng như vitamin A, C, canxi, sắt, kali, ma-giê và nhiều dinh dưỡng khác, do đó rất có lợi cho sức khỏe người dùng. Tuy mít Thái dễ trồng nhưng để trồng thành công cây mít Thái, cần lưu ý một số kỹ thuật sau:

1. Chọn giống

Không nên nhân giống bằng hạt vì bị lai giống và cây lâu cho trái. Nên sử dụng cây ghép có đường kính gốc ghép từ 1 – 1,5 cm, cành ghép cao 20 – 30 cm (kể từ vết ghép), cây khỏe mạnh, sạch bệnh nhưng phải là dòng F1 thuần chủng thì mới đảm bảo về năng suất và chất lượng. Nên chọn cây có bộ rễ phát triển mạnh; lá đang giai đoạn già; vết ghép tiếp hợp tốt.

2. Thời vụ và khoảng cách trồng:

- Thời vụ trồng: để cây sinh trưởng và phát triển có hiệu quả nhất, nên trồng vào đầu mùa mưa, nghĩa là từ tháng 5 đến tháng 7 dương lịch.

- Khoảng cách trồng: trước khi trồng mít Thái cần làm đất và đắp mô cao từ 50 – 70 cm. Sau đó trồng cây lên mô đất. Do mít Thái có khả năng cho trái sớm nên có thể trồng theo mật độ dày, khoảng 5m x 6 m hoặc 4 m x 4 m. Sau khi thu hoạch mít từ 5 – 7 năm, có thể loại bỏ cây ở giữa, đảm bảo mật độ giữa các cây mít luôn thông thoáng, giúp cây phát triển và đậu trái tốt hơn.

3. Trồng và chăm sóc:

Đất bằng phẳng phải xẻ rãnh sâu ít nhất 30 – 40cm để chống úng vào mùa mưa. Làm hốc sâu 40 x 40 x 40cm và đắp mô cao 40 – 70cm. Đất có độ dốc 5% không cần đắp mô, chỉ cần làm hốc có kích thước 40 x 40 x 40cm. Độ dốc cao hơn 7%, làm hốc có kích thước 40 x 40cm và sâu 60cm.

Mỗi hốc có thể trộn: 0,5kg vôi bột, 0,3kg super lân, 10kg phân chuồng hoặc trấu mục…

–  Trồng:     
+ Đất bằng phẳng trồng trên mô cao 40 – 70cm .
+ Đất có độ dốc khoảng 5% trồng mặt bầu ngang bằng với mặt đất.
+ Đất dốc hơn 7% trồng thấp hơn mặt đất 20-30cm.
+ Móc lỗ sâu và to hơn bầu cây, dùng dao, kéo cắt đáy bầu và cắt bỏ rễ cọc bị xoắn lại. Đặt bầu vào lỗ và rút nhẹ túi đựng bầu ra và lấp đất lại. Nếu đất khô phải tưới cho cây, dùng cọc cắm cố định cho cây khỏi ngã đổ.

Chăm sóc sau trồng

Khi trồng xong phải đậy phủ xung quanh gốc để che cỏ dại, chống xói mòn vào mùa mưa và giữ ẩm vào mùa khô.Tháng đầu nếu khô hạn phải tưới thường xuyên 2-3 ngày/lần. Sau đó, giảm 4-5 ngày/lần. Từ năm thứ hai tưới vào giai đoạn mới bón phân và những tháng quá khô hạn. Mít rất sợ úng nên vào mùa mưa lũ, phải kiểm tra kênh mương cống rãnh và có kế hoạch chống úng.

 Định kỳ làm cỏ xung quanh gốc. Cày xới chăm sóc mỗi năm 3 lần. Năm đầu tiên cày cách gốc 0,4m, năm thứ hai cách 0,6m. Ở vùng cao đầu và giữa mùa mưa cày ngang so với triền dốc, để hạn chế nước mưa cuốn trôi đất. Từ năm thứ 3 chỉ làm cỏ xung quanh gốc hay cày chăm sóc theo hàng khi cần thiết. Nên giữ lại cỏ để giúp tạo nên vùng tiểu khí hậu ổn định và che chắn được bề mặt đất.

- Bón phân:
+ Đối với cây 1 năm tuổi: mỗi tháng bón phân một lần bằng nước phân chuồng hoai pha tỷ lệ 1: 3 (tức 1 phần phân : 3 phần nước), tưới 10 – 15 lít/cây hoặc đạm urê 1% để tưới.

+ Cây 2 – 3 năm tuổi: mỗi cây nên bón 1,5 kg vôi bột, 30 – 50 kg phân chuồng hoai; 0,5 kg urê; 0,5 – 1 kg lân; 0,3 – 0,5 kg kali. Chia làm 4 lần để bón: sau khi thu hoạch, bắt đầu ra hoa, sau khi đậu trái 1 tháng, sau khi đậu trái 2,5 tháng.

+ Cây từ 4 năm tuổi trở lên: lượng phân tăng so với năm trước 0,5 - 1,0 kg/cây. Trong thời gian trái đạt trọng lượng tối đa sử dụng phân bón gốc Kali sulphate (K2SO4), bón mỗi gốc 400-500 g  giúp trái chín tập trung, màu thịt trái vàng hơn, mùi vị thơm ngon hơn.

+ Cách bón: Xới rãnh xung quanh theo đường kính tán cây, rắc phân rồi lấp đất, tưới ẩm. Bón càng nhiều phân chuồng hoai thì mít Thái càng sai và chất lượng trái càng ngon.

4. Tỉa cành, tỉa trái:

- Tỉa cành: Tỉa những cành sâu bệnh để cây thông thoáng nhằm tăng năng suất và mang tính thẩm mỹ. Tiến hành tỉa cành khi cây cao khoảng 1 m trở lên, cây còn nhỏ tỉa cành tạo tán 2-3 lần/năm. Cây lớn mỗi năm một lần khi thu hoạch trái xong.

Cách tỉa cành mít như sau:

+ Cắt bỏ các cành gần sát mặt đất (từ 40 cm trở xuống).

+ Tỉa bỏ bớt các cành cấp 2, cấp 3... cho cây vừa đẹp vừa thoáng.

+ Giữ lại cành cấp 1 cách gốc khoảng 40 cm trở lên, chọn các cành mọc theo các hướng khác nhau, cành trên cách cành dưới khoảng 40 – 50 cm, tạo thành tầng không quá 5 cành cấp 1.

- Tỉa trái: Tỉa bớt trái xấu, trái sâu bệnh, trái nhỏ và cả những trái bình thường cho mật độ trái phù hợp với từng cây.

+  Khi cây 1 năm tuổi: nên tỉa bỏ chỉ chừa một trái/lứa.

+  Năm thứ hai: để 2 trái/lứa, thu hoạch được 4 trái/năm.

+   Năm thứ ba: để 3 trái/lứa, một năm 2 lứa, sẽ được 6 trái và như thế tăng số trái/cây theo từng năm  tuổi.

5. Phòng trừ sâu, bệnh hại mít Thái: 


Trên thị trường ngày nay mít thường mang lại giá trị kinh tế cao nên mọi người cần nên có những các phát hiện và xử lý kịp thời các bệnh có thể xảy ra. Với một số loại sâu bệnh thường xuất hiện trên cây mít như: Bệnh ruồi đục trái, bệnh thối trái, sâu đục thân, đục cành, bệnh thối gốc, chảy nhựa,.. Vì thế, ta cần nên kiểm tra, chăm sóc và có những cách phát hiện bệnh kịp thời để được chữa trị đúng cách và quan trọng là bà con chú ý phòng bệnh hơn chữa bệnh để đảm bảo vườn cây phát triển khỏe mạnh nhất

 a. Bệnh thối nhũn

- Cây con ở vườn ươm có độ ẩm cao, quá rậm rạp dễ bị bệnh và bệnh lây lan rất nhanh. Bệnh có thể do nấm Rhizoctonia solani, Sclerotium, Pythium gây nên.

- Trên thân gốc và bề mặt vật liệu nuôi cây có nhiều hạch nấm tròn to, nhỏ dầy đặc và lây lan nhanh. Bệnh làm teo gốc, thân lá có đoạn tươi xanh và phần non chết gục như bị luộc trong nước nóng.

- Phòng bệnh: Sử dụng phân hoai mục. Tạo thông thoáng, khô ráo và thoát nước tốt. Xử lý nguyên vật liệu trong vườn ươm bằng các loại thuốc có chứa các hoạt chất như Iprodione (Rovral), Metalaxyl  + Mancozeb  (Ridomyl Gold 68WG),...

- Trị bệnh bằng các loại thuốc có chứa các hoạt chất: Cyproconazole (Bonanza 100 DD), Difenoconazole (Score 250 EC, Tilt 250 ND).

b. Bệnh thối gốc chảy nhựa

- Bệnh xảy ra trên các vườn mít quá ẩm ướt và có nhiều loại sâu hại chích hút nhựa cây, gây những vết thương và là cơ hội tốt cho nấm Phytopthora xâm nhập.

- Bệnh thể hiện ở vùng gốc có nhiều vết loét, nước dịch từ bên trong chảy rỉ ra, vỏ vùng gốc bị thối từng mảng to, bề mặt lớp gỗ ẩm ướt và thâm đen. Lá vàng, rụng và cây chết. Thường khi phát hiện được thì bệnh ở tình trạng nặng, khó chữa trị.

- Cách phòng hữu hiệu nhất là trồng cây trên đất cao ráo, thoát nước tốt. Bảo vệ các thiên địch để hạn chế mật độ sâu rầy gây hại, khi cần thiết dùng các loại thuốc hóa học có chứa các hoạt chất để phun xịt như Chế phẩm Nano bạc đồng & nano đồng oxyclorua, Metalaxyl  + Mancozeb  (Ridomyl Gold 68WG),  Fosetyl Aluminium (Aliette 800WG).

Quan trọng bà con sau khi xử lý thuốc trừ nấm bệnh, bà con nên bổ úng lại hệ vi sinh vật có lợi và khôi phục lại hệ rễ để cây phục hồi tốt và bệnh được trị dứt điểm. Bà con tham khảo chế phẩm Trichoderma Bacillus & EM HLC đặc trị tuyến trùng của công ty CP HLC Hà Nội Tưới phòng định kì 1 tháng 1 -2 lần. Khi cây bị bệnh tưới 2-3 lần mỗi lần cách nhau 5-7 ngày để cây phục hồi nhanh chóng.



5.2. Sâu hại:

a. Sâu đục thân, đục cành

Thành trùng đẻ trứng trên lá non, trái non sau đó đục vào thân cành. Xịt thuốc trừ sâu có các hoạt chất sau vào giai đoạn ra lá non, trái non như Chlorantraniliprole + Thiamethoxam (Vitako 40WG); Abamectin (Nouvo 3.6 EC).

b. Ruồi đục trái (loài dacus sp)

Đẻ trứng vào trái già, gây thối nhũn trái. Nên dùng chất dẫn dụ sinh học để diệt ruồi đực. Bao bọc trái hay xịt thuốc có các hoạt chất diệt ruồi như Etofenprox (Trebon 10 ND), Deltamethrin (Decis 2.5 EC),...


Mít đươc bao trái để phòng ngừa ruồi vàng

c. Sâu đục trái

Gây hại nặng trên mít làm giảm chất lượng và sản lượng. Thường ở các phần tiếp giáp các trái hay giữa trái tiếp giáp với thân, bị gây hại nặng nhất. Trái có thể bị hư hỏng hay bị rụng sớm.

Không nên dùng biện pháp xử lý thuốc hóa học mà dùng biện pháp sinh học để phòng trừ sự gây hại hay bao trái vào cuối giai đoạn trái rụng sinh lý.

d. Rầy, rệp

Có rất nhiều loài gây hại trên mít, chúng chích hút nhựa lá non, đọt non, trái làm lá quăn queo, cây chậm lớn, trái dị hình và kèm theo là nấm đốm bồ hóng tấn công làm giảm khả năng quang hợp của cây và trái không đẹp. Khi trồng ở nơi cao ráo thường bị rệp sáp tấn công ở phần gốc và rễ. Dùng các loại thuốc hóa học có các hoạt chất sau đây để trị rầy rệp khi điều tra có mật số cao: Fenobucarb (Bassan 50 EC), Methidathion (Supracide 40 EC),...

Phòng ngừa hiện tượng xơ đen:



Hiện tượng mít bị đen xơ

Nếu người có kinh nghiệm, nhìn từ bên ngoài cũng có thể đoán được là bên trong xơ đã bị đen.

Da không bóng, trái lại xù xì, tối, sần. Trái mít vẫn lớn bình thường, nhưng khi thu hoạch, bổ ra xơ đen. Nên không có giá trị thương mại (mất giá) hoặc bán không được.

Nguyên nhân:

– Do mưa nhiều nên hoa cái không thể nhận phấn.

– Do vi khuẩn và nấm xâm nhập qua vết thương hở trên cây và trái. Vi khuẩn xâm nhập vào trái theo nước mưa bằng hai con đường: qua nướm hoa cái mở ra nhận phấn xâm nhập vào trái, đi vào vòi nhụy và đến bầu noãn và con đường thứ hai là giữa trái đơn có khoảng hở, vi khuẩn và nấm theo nước mưa đi vào. Nhưng tác nhân chính vẫn là vi khuẩn. Tại đây, vi khuẩn phát triển và làm cho múi không thụ tinh được, hạt bị lép. Nếu khi vi khuẩn vào sau khi đã thụ tinh thì làm cho hạt non bị hư và chuyển thành màu đen.

Ngoài ra, còn một đường xâm nhập thứ 2 giúp vi khuẩn có thể đi vào trái là khe hở giữa các múi mít. Do hình dạng bên ngoài của mít lồi lõm nên vị trí lõm sẽ là nơi chứa nước mưa, có độ ẩm cao là môi trường thuận lợi cho vi khuẩn phát triển. Bên cạnh đó, sâu đục trái và các loại sâu khác cũng là tác nhân trung gian tạo vết thương hở trên cây để vi khuẩn và nấm tấn công.

– Vườn cây rậm rạp, không có hệ thống thoát nước tốt.

– Hiện tượng đen xơ ở mít vào mùa mưa là do thiếu canxi. Do mưa nhiều canxi trong đất bị hụt và cây mít hấp thu kém. Bà con nên bổ sung can xi cho mít trước khi và lúc chúng ra hoa. Loại canxi tốt nhất là canxi lỏng. Phun lá và tưới gốc giai đoạn mít ra nụ và cứ định kỳ 2 tháng phun lại 1 lần nữa. 

Khắc phục:

– Sử dụng miếng nylon làm mái che nước mưa lúc hoa cái chưa nhận phấn, các trái được che nước mưa thì tròn đều, hình dạng trái đẹp do được thụ phấn, thụ tinh hoàn toàn.

– Vườn trồng mít phải thoát nước tốt trong mùa mưa, chống xói mòn để đảm bảo độ phì cho đất, quanh vườn thông thoáng hạn chế sâu bệnh.

– Trồng theo mật độ phù hợp

– Định kỳ phun thuốc phòng trừ nấm khuẩn và quản lý các loại sâu và côn trùng gây hại.


Thu hoạch:

Thu trái chín khi đã thơm, từ  90 – 120 ngày sau khi trổ hoa. Trái mít già, các gai nở căng, chuyển từ màu xanh sang màu xanh vàng hoặc nâu nhạt, mủ lỏng và trong, vỗ kêu bồm bộp. Mít Thái tự chín ở nhiệt độ bình thường, trái mít có thể để lâu trong 6 tuần ở nhiệt độ 11 – 130C, nếu điều kiện bình thường thì để được 7 – 10 ngày.
 
Nguồn: tham khảo khuyennongquocgia
Hoặc gửi liên hệ cho chúng tôi theo mẫu dưới đây:
Dấu * là phần không được để trống

►TIN NỔI BẬT

Call
Gọi ngay
Call
Zalo
Call
Messenger