NHỮNG LƯU Ý KHI CÂY SẦU RIÊNG BƯỚC VÀO GIAI ĐOẠN XỔ NHỤY

Hiện tại hầu như các vườn 1 số khu vực như Đồng Nai, Tây Ninh, Bình Dương, Bình Phước đang bước vào giai đoạn xả nhụy. Đây là giai đoạn mà cây rất là mẫn cảm, mọi sai sót trong quá trình  chăm sóc đều ảnh hưởng rất lớn đến năng suất và chất lượng của cây.


 

Một số lưu ý xử lý đậu trái và chăm sóc nuôi dưỡng trái:

Tưới nước:

Cần duy trì độ ẩm nhất định cho cây, tưới nước để giữ ẩm tránh tình trạng mưa đột ngột cây bị sốc -> khiến rụng bông, rụng trái

Phun thuốc

Trước khi xổ nhụy nhà vườn nên phun phòng ngừa các loại sâu bệnh dễ tấn công giai đoạn này:
-Phun phòng nấm bệnh để hạn chế thán thư khô trái, phấn trắng dẫn đến rụng bông 
-Phun phòng sâu
+Rệp sáp: Sử dụng thuốc có các hoạt chất: Abamectin, Emamectin,…
+Rầy sử dụng thuốc có các hoạt chất như: Imidachloprid, Thiamethoxam,Acetamiprid
Bông đang xổ nhụy sẽ rất nhạy cảm do đó nếu tình trạng bình thường thì tuyệt đối không phun xịt bất cứ thuốc gì. Chỉ phun trước và sau khi cây xổ nhụy dứt điểm
Nếu phát sinh sâu bệnh trong trường hợp bắt buộc phải phun xịt, nhà vườn nên phun phòng thuốc sinh học không có tính nóng. Chú ý phun và chiều mát.


Nano bạc đồng và đồng oxyclorua HLC phòng ngừa các bệnh do nấm khuẩn gây hại
 

Dinh dưỡng

Bổ sung thêm canxi bo và sillic, Kali thêm để dai cuống, hạn chế tầng rời giữa cuống hoa và hoa hoặc trái nhỏ.

   

Khi trái to bằng trái trứng ngỗng, tiến hành tỉa trái. Tỉa bỏ bớt trái méo mó, trái trong chùm trên 3 trái, làm sao để trái rải đều không dính vào nhau là tốt nhất.

Quá trình sinh trưởng của trái có một khoảng thời gian trái lớn chậm hoặc ngừng lớn. Sau giai đoạn đậu trái là giai đoạn trái hình thành và ổn định. Đây là giai đoạn trái mới bắt đầu phân chia, hình thành hàng loạt tế bào mới, do đó trái lớn rất chậm. Trong quá trình phân chia tế bào, trái cần rất nhiều năng lượng và các auxin, do đó việc cung cấp dinh dưỡng cân đối với hàm lượng lân cao là rất cần thiết

Sau xả nhụy 15 ngày có thể sử dụng phân NPK 20.30.20; 15.30.15. liều lượng 1-2 kg/ cây. Trên trái phun dưỡng, thúc trái bằng phân HLC 16


Dòng dinh dưỡng hữu cơ tổng hợp HLC 16 cung cấp đầy đủ Đa-Trung-Vi lượng

Kết thúc quá trình phân chia tế bào là đến giai đoạn trái lớn nhanh. Do sự lớn lên của tế bào. Ở giai đoạn này sẽ có hiện tượng rụng trái non, trái không đồng đều do dinh dưỡng không đầy đủ. Do đó, rất cần cung cấp dinh dưỡng cân đối, sử dụng bón NPK 15.15.15. 1,5-2,5 kg / cây (giai đoạn 30-35 ngày sau xả nhụy); bón NPK 15-15-15 bón 1-2 kg / cây. (giai đoạn sau 50-60 ngày xả nhụy)

Sau gia đoạn tăng trưởng là đến giai đoạn trái ổn định và chín, trái gần như không còn lớn nữa. Đây cũng là giai đoạn tích luỹ tinh bột và tạo chất lượng quả. Do đó, việc cung cấp các nguyên tố trung và vi lượng là rất quan trọng nhằm giúp cho bộ lá quang hợp tốt hơn, cung cấp dinh dưỡng cân đối với hàm lượng kali cao, bởi vì kali đóng vai trò vận chuyển các chất dinh dưỡng cần thiết từ lá về nuôi trái, làm tăng phẩm chất trái nhờ chuyển hoá tinh bột nhanh bón 12.12.17+TE hoặc 11.12.18+ TE. Liều lượng 1,5-2,5kg/ cây.

Lưu ý: Kali dùng trong giai đoạn mang trái bắt buộc phải dùng sulphate kali ( K2SO4).
Với sầu riêng giống thái từ lúc hoa nở đến lúc trái chín tầm 130 ngày, với giống ri tầm 100 ngày. Nhưng tùy vùng và tùy năm nắng nhiều hay ít mà thời gian này chênh lệch + - 15-20 ngày. Số ngày bón phân trên là ước lượng trung bình, nếu vùng nào hoặc năm nào nắng nhiều, mưa nhiều thì mình tính % + - cho hợp lý.



 
Hoặc gửi liên hệ cho chúng tôi theo mẫu dưới đây:
Dấu * là phần không được để trống

►TIN NỔI BẬT

Call
Gọi ngay
Call
Zalo
Call
Messenger