Đặc điểm hình thái và sinh học của nhện lông nhung
Nhện lông nhung có kích thước rất bé, không nhìn thấy được bằng mắt thường. Các pha phát dục của nhện lông nhung bao gồm: trứng, nhện non tuổi 1, nhện non tuổi 2 và trưởng thành. Nhện non tuổi 1 gần như không di chuyển, nhện non tuổi 2 di chuyển chậm, nhện trưởng thành di chuyển dễ dàng. Nhện lông nhung đẻ trứng rải rác, xen kẽ giữa lớp lông nhung.
1. Triệu chứng tác hại của nhện lông nhung Eriophyes litchii Keifer
Nhện chích hút mô lá, hoa quả, hút dinh dưỡng
Khi lá non hình thành thì mặt dưới lá xuất hiện triệu chứng lông nhung, lúc đầu màu xanh lục nhạt, sau đó có màu trắng bạc, dần chuyển sang màu vàng sáng và cuối cùng là màu vàng nâu rồi nâu sẫm. Đến lúc này, nhện di chuyển sang các chồi non hoặc sang các cây khác tiếp tục phát triển gây hại.
Bộ phận bị hại dị dạng, nhăn nhúm, phồng rộp. Mặt khác tạo điều kiện cho nấm xâm nhập gây hại tạo thành lớp nấm xốp màu trắng (như nhung), sau chuyển thành màu nâu, nâu đen. Cây bị hại lá quăn queo, giòn, rụng sớm. Hoa quả hay bị rụng.
Triệu chứng nhện lông nhung trên lá
Nhện còn hại trên cuống hoa và quả non, làm cho cuống chùm hoa cong queo, hoa, quả non bị rụng
Triệu chứng nhện lông nhung trên hoa
Triệu chứng nhện lông nhung trên quả non
2. Nhận biết nhện lông nhung hại vải
Nhện trưởng thành rất nhỏ (hình 18), chiều dài không quá 2mm. Trứng rất nhỏ đường kính 0.04mm. Nhện trưởng thành thường sống ở chân lớp lông nhung mầu nâu đỏ và đẻ trứng thành ổ ở đó sau khi đẻ trứng 2-3 ngày thì chết. Nhện non cắn nát các mô lá ở mặt dưới, xuất hiện những lông nhung mầu đỏ nâu.
3. Tìm hiểu đặc điểm sinh học và quy luật phát sinh gây hại của nhện lông nhung hại vải
- Nhện trưởng thành qua đông, bắt đầu sinh sản vào vụ xuân (tháng 3)
- Nhện sống thành tập đoàn ở mặt sau của lá, ít di chuyển.
- Gây hại nặng vào cuối xuân và vụ thu.
- Trong cây nhện thường gây hại ở phần non.
- Vườn vải càng rậm rạp càng bị hại nặng.
Nhện lây lan nhờ gió và động các loại động vật khác.
4. Phòng trừ nhện lông nhung hại vải
- Cắt tỉa cành cho vườn cây thông thoáng.
- Cắt hết cành lộc bị hại khi tỉa cành tạo tán
- Thu gom lá rụng, cắt bỏ các cành bị hại nặng đem đốt để giảm bớt nguồn lây lan.
- Chăm sóc cho cây ra lộc tập trung. Đối với lộc đông cần hạn chế nhằm cắt đứt nguồn thức ăn
- Sử dụng các loại thuốc hoá học:
+ Khi đọt bắt đầu nhú, tiến hành sử dụng luân phiên các loại hoạt chất diafenthiuron (Pegasus 500 SC), abamectin và matrine (Sudoku 58EC), emamectin benzoate (Dylan 2EC, Angun 5WDG), fenpropathrin (Danitol 10EC), abamectin (Acimetin 1.8EC) kết hợp với dầu khoáng trừ nhện lông nhung. Nên dùng luân phiên các loại thuốc có gốc khác nhau để tránh tình trạng kháng thuốc.
Giai đoạn phun thuốc
Cơi 1: Khi đọt bắt đầu nhú cho đến khoảng 0,5 - 1 cm.
Cơi 2: Khi đọt chuyển mình từ màu nâu đen sang màu vàng sáng, đọt mềm đến khi đọt 0,5 - 1 cm.
Cơi bông: Khi đọt có màu vàng sáng, mềm đến khi phát hoa đầu tiên vươn ra khoảng 1 - 2 cm
- Khi phun thuốc chú ý:
+ Phun vào mặt sau của lá. tập trung vào phần có nhiều lộc lá non, chùm hoa và quả non
+ Đối với cây bị hại nặng nên kết hợp ngắt bỏ bớt các cành bị hại và phun kép 2 lần cách nhau 8-10 ngày.
+ Trong điều kiện trời khô hanh, không có mưa phùn không nên phun thuốc.
+ Đảm bảo thời gian cách ly, trước khi thu hoạch 3 tuần không phun thuốc.
Nguồn: tham khảo camnangcaytrong.com & ppri.org.vn