NHÀ NÔNG CẦN BIẾT: CÁCH NHẬN BIẾT ĐỘ ĐỘC TRÊN NHÃN THUỐC BVTV

Khi sử dụng các loại thuốc trừ nấm bệnh, sâu rầy cho rau củ, chúng ta nên cân nhắc lựa chọn các loại thuốc có độ độc ít, nhằm đảm bảo sức khỏe và môi trường xung quanh. Về cơ bản, chúng ta có thể nhận biết tính độc của thuốc bảo vệ thực vật theo dấu hiệu màu trên bao bì thuốc như sau:

Nhóm nồng độc độc được chia thành 4 loại như sau :

- Vạch màu đỏ trên bao bì là thuốc độc nhóm I, thuộc loại rất độc và độc. Thường là các loại thuốc diệt cỏ, trừ động vật bậc cao như chuột, sóc,….Ở Việt Nam hiện đã cấm sử dụng loại này.

- Vạch màu vàng trên bao bì là thuốc độc nhóm II, thuộc loại độc trung bình. Thường là các loại thuốc diệt cỏ; trừ sâu hóa học; trừ bệnh hóa học có nồng độ cao. Thường được sử dụng cây trồng diện tích rộng, cách ly thu hoạch dài ngày và chỉ nên sử dụng trong trường hợp cấp bách dập dịch. Đối với các loại thuốc có vạch vàng nên sử dụng bảo hộ lao động khi phun thuốc vì rất dễ gây ảnh hưởng đến da, mặt, mẫm cảm.

- Vạch màu xanh dương trên bao bì da trời là thuốc độc nhóm III, thuộc loại độc nhẹ, vẫn cần có thời gian cách ly. Có thể thuộc nhóm thuốc hóa học hoặc thuốc sinh học nhưng nồng độ độc vẫn có thể gây hại đến sức khỏe như gây choáng nhẹ hoặc mệt mỏi khi sử dụng lâu dài, khuyến cáo vẫn nên sử dụng bảo hộ lao động khi phun thuốc để bảo vệ sức khỏe

- Vạch màu xanh lá cây trên bao bì là thuốc độc nhóm IV, thuộc loại ít độc hại/không độc, không cần thời gian cách ly. Thường là thuốc sinh học; thuốc chiết xuất từ thảo mộc có mức độ độc thấp có thể sử dụng trong hộ gia đình; rau sạch, hoa kiểng chơi. Ít khả năng gây hại hoặc thậm chí không gây hại đến sức khỏe người sử dụng.

  Trong đó, LD50 là ký hiệu chỉ độ độc cấp tính của thuốc qua đường miệng hoặc qua da. Trị số của nó là liều gây chết trung bình được tính bằng Miligam (mg) hoạt chất có thể gây chết 50% số động vật thí nghiệm (tính bằng kg) khi tổng lượng thể trọng của số động vật trên bị cho uống hết hoặc bị phết vào da. Giá trị LD50 càng nhỏ thì hoá chất đó càng độc.

   Và Việt Nam hiện áp dụng nguyên tắc phân loại của Tổ Chức Y Tế Thế Giới.



Cần lưu tâm đến các khuyến cáo về mức độ sử dụng, nếu sử dụng quá liều lượng quy định, không những không làm tăng hiệu quả mà còn gây lãng phí thuốc. Ngược lại, nếu dùng quá ít, dưới mức quy định, thuốc sẽ không phát huy được tác dụng diệt trừ sâu bệnh. Căn cứ vào ảnh các ký hiệu trên các vị trí đánh số có các ý nghĩa sau:

Thông tin của hãng chế tạo cho ta biết thời điểm thuốc được sản xuất và thời gian hết hạn sử dụng. Nên mua thuốc dùng đủ cho một vụ không nên mua quá nhiều, thuốc chỉ có giá trị trong thời gian nhất định.

Như vậy cần chú ý mức độ độc của thuốc Bảo Vệ Thực Vật để tránh những trường hợp gây ra hậu quả đáng tiếc do thiếu kiến thức khi sử dụng.

Giải pháp an toàn nhất là chúng ta nên sử dụng các dòng sản phẩm sinh học giúp tăng sức đề kháng cây trồng đồng thời chống lại các loại nấm, khuẩn, sâu bệnh hại.  Bà con tham khảo các dòng Chế Phẩm Sinh Học HLC như:
Nhóm trừ côn trùng, nhện hại: Thảo Mộc trừ sâu, BIO PLUS trừ sâu sinh học, Super BIO HLC 01, Nấm ba màu BIO+ HLC.
Nhóm trừ nấm, vi khuẩn hại cây trồng: Nano đồng HLC, Nano bạc đồng, Nano đồng oxyclorua, Nano alloy & tinh dầu thảo mộc.
Link các dòng SP sinh học an toàn cho bà con tham khảo: https://hlc.net.vn/san-pham/che-pham-sinh-hoc-c2365-product.html
Các sản phẩm hoàn toàn an toàn, sử dụng thường xuyên giúp cây hạn chế nấm bệnh tấn công.

 

 

Hoặc gửi liên hệ cho chúng tôi theo mẫu dưới đây:
Dấu * là phần không được để trống

►TIN NỔI BẬT

Call
Gọi ngay
Call
Zalo
Call
Messenger