NGUYÊN NHÂN VÀ CÁCH PHÒNG TRỪ BỆNH THỐI THÂN TRÊN CÂY DƯA LƯỚI

Nguyên nhân gây bệnh thối thân trên cây dưa lưới:

Bệnh thối thân trên cây dưa lưới tác nhân gây bệnh chủ yếu là do đất gây thiệt hại tới vườn ươm và các nhà vườn có cây đang trong giai đoạn sinh trưởng. Bệnh thối thân lan truyền và tốc độ chuyển bệnh khá nhanh, thường chỉ trong vòng 1-2 tuần nếu không được xử lý kịp thời có thể để lại hậu quả như: Làm chết toàn bộ cây, hạn chế khả năng ra hoa kết trái của cây, chất lượng quả không đạt kích thước và độ ngọt do thiếu dinh dưỡng,…. 



Dưới đây là một số nguyên nhân bà con có thể tham khảo:

- Đất thoát nước kém

- Bệnh phát triển mạnh trong điều kiện ẩm độ cao, nhiệt độ thấp, mưa nhiều, hoặc thời tiết quá nóng hay quá lạnh  

- Hạt giống mang nguồn nhiễm bệnh (Ngày nay thường ít xảy ra, vì đa số hạt giống các công ty sx thường đã xử lý sạch mầm bệnh)

- Tác nhân ngoại cảnh như dụng cụ trồng, vật dụng trồng, côn trùng, người.... mang nguồn lây bệnh tới vườn trồng.

+ Cách xác định bệnh thối thân, rễ trên cây dưa lưới:

- Thân cây khi quan sát kỹ có mạch chỉ màu nâu + có dịch khuẩn (Có thể kết luận cây bị thôi thân do héo vi khuẩn)

- Thân cây khi quan sát có mạch chỉ màu nâu + Không có dịch khuẩn (Có thể chẩn đoán cây bị héo chủng Fusarium hoặc verticillium).

- Nếu thân cây các mạch cây không có màu nâu, không có dịch khuẩn (Có thể kết luận cây bị thối rễ và thân do nấm hoặc vi sinh vật giống nấm hoặc tuyến trùng ký sinh thực vật hoặc sưng rễ).



+ Biện pháp phòng trừ:

- Khi cây có biểu hiện bệnh và chưa lây lan rộng, cần loại bỏ và tiêu hủy những cây nhiễm bệnh để tránh lây lan.

- Phun các loại thuốc phòng bệnh cho cây như Copper B, Kasumin 2L, Rovral 50 WP, Validacin 5L,… để đảm bảo loại bỏ mọi nguồn nấm gây bệnh kịp thời. Vào khoảng thời gian trời quá ẩm hoặc nóng/lạnh bất thường nên phun định kỳ cho cây ít nhất 1 tuần 1 lần để đảm bảo cây luôn khỏe mạnh. (Lưu ý nên phun luân canh các loại thuốc khác nhau để tránh nhờn thuốc và hiệu quả tốt nhất)

(Bà con lưu ý khi giai đoạn đầu cây mới nhiễm bệnh thì dịch khuẩn rất khó phát hiện nên dễ nhầm với héo fusarium với héo verticillium).  Nếu có dịch khuẩn bà con khi phun thuốc cần kết hợp với thuốc trừ vi khuẩn.

Biện pháp phòng ngừa bệnh thối thân trên cây dưa lưới:

- Chọn giống dưa chất lượng, chuẩn F1 với khả năng đề kháng tốt và không chứa các loại nấm gây hại.

- Xử lý kỹ đất/giá thể trước khi trồng. Trước khi trồng nên bón lót các loại phân vi sinh có chứa các loại nấm đối kháng với chủng nấm gây bệnh và tưới định kỳ trong quá trình cây sinh trưởng và phát triển.

- Luân canh cây trồng, không để tán cây quá dày. Nếu để tán lá dày hoặc trồng quá dày thì khiến cho độ ẩm đất luôn cao và tạo điều kiện thuận lợi cho nấm phát triển.

- Lên luống để vườn có khả năng thoát nước tốt, trồng cao gốc và đảm bảo mật độ vừa phải giảm nguy cơ ngập úng vào mùa mưa. Hạn chế tưới dư thừa nước và tưới nước lên bề mặt luống cây.

- Thời tiết nắng nóng, ẩm, mưa nhiều là điều kiện phát sinh dịch rất nhanh, vì vậy bà con cần chủ động tưới tiêu và phun phòng định kỳ. Khi cây có dấu hiệu bệnh chưa lây lan rộng nên nhổ bỏ những cây đã bị chết hoặc bị nặng để tránh lây lan và giảm thiểu tối đa thiệt hại cho cả vườn cây.

- Xử lý tưới định kỳ bộ chế phẩm Trichoderma Bacillus & EM HLC đặc trị tuyến trùng. 

Cặp sản phẩm có tác dụng phòng trừ tuyến trùng, xử lý các loại nấm gây hại vùng gốc rễ như Phytophthora, Rhizoctonia solani, Fusarium….. nguyên nhân gây ra bệnh vàng lá thối rễ, lở cổ rễ, thối nứt thân,.... gây hại cho nhiều loại cây trồng.

Ngoài ra bộ sản phẩm còn giúp kích rễ phát triển mạnh, cung cấp trên 10 loại amino acid giúp cây trồng kháng sâu bệnh, rút ngắn thời gian thu hoạch, cây trồng tránh được bệnh, luôn xanh tốt.




Cám ơn bà con đã quan tâm đón đọc !

 

Hoặc gửi liên hệ cho chúng tôi theo mẫu dưới đây:
Dấu * là phần không được để trống

►TIN NỔI BẬT

Call
Gọi ngay
Call
Zalo
Call
Messenger