NGUYÊN NHÂN VÀ GIẢI PHÁP PHÒNG TRỪ BỆNH CHÁY BÌA LÁ BẮP CẢI

Bắp cải là một trong những loại rau được thị trường ưa chuộng và tiêu thụ quanh năm, với số lượng lớn. Vì vậy trồng bắp cải thường cho thu nhập kinh tế cao. Tuy nhiên, sâu bệnh hại là một trong những yếu tố làm tăng chi phí giá thành và gây cản trở sản xuất. Một trong những bệnh hại khó phòng trừ và gây thiệt hại đáng kể đến sản xuất, cũng như chất lượng bắp cải là bệnh cháy bìa lá.

Bệnh cháy bìa lá bắp cải gây ra bởi vi khuẩn Xanthomonas campestris pv. Campestris, được coi là bệnh quan trọng nhất và phá hoại nhất của cây họ thập tự, lây nhiễm tất cả các giống bắp cải và các loại họ thập tự như su hào, súp lơ, cải xanh, củ cải…

Triệu chứng bệnh và tác hại:

Trên cây đã lớn hoặc đã cuốn, vết bệnh gây cháy khô từ mép lá và thường có hình chữ V, với mũi nhọn hướng về gân chính. Nhiều vết bệnh có thể cùng xuất hiện và phát triển lớn dần, làm toàn bộ lá bị cháy khô và rụng sớm. Bệnh có thể lan sang nhiều lá khác làm cải bắp bị suy kiệt, bắp bị nhỏ và nhẹ, hoặc không thể cuốn được.

Sau khi thu hoạch, trong quá trình vận chuyển hay cất trữ, bệnh vẫn có thể tiếp tục lây lan sang các bắp khác làm giảm giá trị thương phẩm.

* Tác nhân gây bệnh và điều kiện phát sinh phát triển:

Bệnh cháy bìa lá cải bắp do vi khuẩn Xanthomonas sp. gây ra.

Trong điều kiện trồng mật độ cao, bón phân thừa đạm, cây quá tươi non, lá rậm rạp, kết hợp vườn thường tưới nước theo kiểu phun mưa, vườn dư nước, quá ẩm thấp…thì bệnh thường nặng. Bệnh cũng thường phát sinh phát triển mạnh trong điều kiện thời tiết có mưa gió lớn, nóng, ẩm, và vườn có mật độ sâu hại cao.

Vi khuẩn gây bệnh có thể sống sót trong các tàn dư cây trồng trong đất cho đến 2 năm, nhưng không quá 6 tuần trong đất. Phạm vi nhiệt độ tối ưu cho vi khuẩn phát triển là từ 25°C đến 30°C. Vi khuẩn ngừng hoạt động ở nhiệt độ dưới 10°C.

Những biện pháp phòng trừ có hiệu quả cao:

Nguyên tắc là áp dụng tổng hợp nhiều biện pháp.

- Vệ sinh tàn dư trên vườn trước khi trồng và sử dụng cây giống sạch bệnh. Xử lý đất trồng hoặc luân canh với cây trồng khác họ hoa thập tự khi vườn đã bị bệnh nặng.

- Trồng rau với mật độ thích hợp để đảm bảo độ thông thoáng, ít cọ xát nhau.

- Lên luống đủ cao để giúp vườn thông thoáng, khô ráo sau mưa hay tưới.

- Hạn chế tưới nước theo kiểu phun mưa với áp lực lớn, nên tưới theo rãnh. Tùy kết cấu đất mà có chế độ tưới phù hợp để đảm bảo đủ ẩm, không dư nước.

- Phòng trừ sâu hại để hạn chế gây vết thương cơ giới, làm bệnh xâm nhập.

- Tỉa bớt những lá già để gốc được thông thoáng.

- Khi chăm sóc thì hạn chế làm sây sát cây rau.

- Sử dụng CALCIUM NITRATE để giúp tăng sức kháng bệnh.

- Tăng cường phân chuồng hoai mục, bón phân cân đối đầy đủ, không được dư đạm, tránh sự non mềm.

- Sử dụng phân TANO-601 để cung cấp vi lượng cần thiết nhằm tăng sức đề kháng.

- Giai đoạn có mưa gió lớn, cần kiểm tra để phát hiện bệnh hại nhằm phòng trừ kịp thời, hoặc chủ động phun phòng ngừa bệnh, sẽ giúp làm giảm thiệt hại và giảm chi phí phòng trừ.

- Khi phát hiện vườn rau chớm bị bệnh, thì sử dụng ngay một trong các loại thuốc sinh học, không độc hại như Cặp đôi Nano bạc đồng và Nano đồng oxyclorua. Nhà vườn tiến hành xịt ngay bộ đôi đặc trị nấm khuẩn Nano bạc đồng và Nano đồng oxyclorua HLC: tỷ lệ 45-50cc cho 1 bình 18 lít. Xịt kép 2 lần cách nhau 1 ngày. Vết bệnh sẽ khô lại, ngừng lây lan, sau đó bà con chuyển sang phun phòng định kỳ 7-10 ngày xịt/lần. Để hiệu quả nhất HLC vẫn khuyên bà con nên phun phòng bệnh ngay từ ban đầu.

Nguồn: nongnghiep.vn.

Hoặc gửi liên hệ cho chúng tôi theo mẫu dưới đây:
Dấu * là phần không được để trống

►TIN NỔI BẬT

Call
Gọi ngay
Call
Zalo
Call
Messenger