NGUYÊN NHÂN VÀ BIỆN PHÁP XỬ LÝ CÂY CHUỐI BỊ THỐI RỄ, VÀNG LÁ HÉO RŨ (PANAMA)

Tiếp tục câu chuyện vàng lá héo rũ trên chuối cho bà con mình vẫn đang loay hoay tìm biện pháp. Bệnh thối rễ, héo rũ vàng lá chuối thường xuất hiện và gây hại tập trung tại vùng trồng chuối ba năm tuổi trở lên. Các vùng trồng chuối chuyên canh hầu như tỷ lệ nhiễm bệnh rất cao. Chuối bị nhiễm bệnh gây mất mật độ, giảm năng suất rõ rệt.

I.NGUYÊN NHÂN 

Nhắc lại 1 chút về nguyên nhân gây bệnh: Tuyến trùng, rệp sáp đất, sùng đất là các tác nhân chính gây ra bệnh vàng lá thối rễ . Vì chúng tạo ra các vết thương trên rễ, làm giảm khả năng miễn dịch của bộ rễ, từ đó tạo điều kiện thuận lợi cho tổ hợp nấm (Fusarium, Pythium, Phytophthora, Rhizoctonia) xâm nhập và gây hại.
Hoặc do ngập úng, pH đất thấp, đất thoái hoá do quá trình khai thác lâu năm làm mất cân bằng hệ vi sinh vật đất cũng là nguyên nhân gián tiếp làm gia tăng tập đoàn vi sinh có hại gây thối rễ.

II.HAI NGUYÊN TẮC QUAN TRỌNG KHI XỬ LÝ CÂY BỊ THỐI RỄ, VÀNG LÁ HÉO RŨ (PANAMA)

Nguyên tắc 1: KHÔNG NÔN NÓNG bón phân khi cây đang chữa bệnh

Cây đang bệnh tức là rễ cây đang bị thối, khiến cây thiếu chất chứ không phải do đất thiếu phân. Rễ đang bị thối sẽ không thể hấp thu phân bón. Bón phân giai đoạn này sẽ tốn thêm chi phí mà cây thì không thể phục hồi.
Ngược lại lượng phân này sẽ là nguồn dinh dưỡng giúp nấm bệnh phát triển mạnh hơn gây phản tác dụng, tiền mất tật mang.

Nguyên tắc số 2: Hạn chế dùng thuốc hóa học để chữa bệnh

Sở dĩ chúng ta không nên phụ thuộc vào các loại thuốc hóa học để chữa cây bị vàng lá thối rễ(vàng lá héo rũ) do nấm là vì chúng rất độc hại đối với đất. Thuốc hóa học diệt được nấm bệnh thì cũng sẽ diệt luôn cả nấm có lợi, vi sinh vật và các loại giun dế sống trong đất.
Giun dế là những anh thợ cày, vi sinh vật có lợi là anh chuyên phân giải hữu cơ tạo thành khoáng cho cây hấp thu. Các loại sinh vật này chết đi thì đất sẽ kém thông thoáng, oxy trong đất nghèo nàn, dinh dưỡng khoáng trong đất bị thiếu hụt, cây phát triển kém, rễ bị mắc kẹt khiến tình trạng cây bị thối rễ ngày càng nhiều rất nguy hiểm.
Do vậy nếu diệt nấm có hại và vi sinh vât có lợi rồi thì sau đó bà con nên bổ sung các chủng vi sinh vật có lợi để ức chế cũng như hỗ trợ hồi phục hệ rễ và giúp cây nhanh chóng phát triển trở lại.....

Các sản phẩm vi sinh bổ sung định kì theo các giai đoạn phát triển của vườn 

III. BIỆN PHÁP PHÒNG NGỪA

Đối với những vườn chuối đã bị bệnh

Những cây bị bệnh nặng, tiến hành chặt, đào toàn bộ cây con, củ, rễ mang ra khỏi vườn tiêu hủy. (đào một hố rắc vôi bột xuống sau đó cho cây chuối bị bệnh vào rồi lấp lại).
 
Cây bị bệnh có biểu hiện vàng lá rũ xuống khi cắt ngang thân cây mạch dẫn có biểu hiện thối đen 
Sau khi đào bỏ cây và gốc tiến hành dùng vôi bột với lượng 2kg/hố rắc đều lên toàn bộ mặt, thành và đáy hố để sát khuẩn. Lưu ý sử dụng vôi nung từ đá vôi để có hàm lượng canxi cao và tính sát khuẩn mạnh.
Sau khi rắc vôi xong tiến hành phơi hố trong 7-10 ngày cho khô rồi sử dụng thuốc BVTV  hòa nước và tưới đều vào trong hố sau đó lấp đất lại
Trước khi trồng lại cây mới cần tiến hành dùng Trichoderma Bacillus+EM Root+EM HLC tưới vào hố trồng và xung quanh.
Lưu ý, khi trồng mới không trồng trùng vào vị trí lúc trước.

Bộ 3 sản phẩm tưới gốc bổ sung vi sinh phòng nấm rễ, tuyến trùng và hỗ trợ rễ khỏe, cải tạo cải thiện hệ vi sinh đất 
Tuyệt đối không sử dụng cây con của những cây bị bệnh làm cây giống cho vụ sau. Khi vườn bị n
hiễm bệnh tỷ lệ 50% trở lên tiến hành tiêu hủy tại chỗ, không vận chuyển, tiêu thụ đi nơi khác để tránh lây lan nguồn bệnh sang vùng khác.
Để phòng bệnh cho các cây xung quanh cần làm như sau:
+ Tiến hành khơi thông hệ thống tiêu thoát nước trong vườn
+ Dọn toàn bộ cỏ dại, tàn dư thân lá của cây chuối vụ trước cũng như các lá chuối già ra khỏi vườn vì đây là nguồn lây lan của bệnh trong tự nhiên.
+ Dùng vôi bột rải đều toàn bộ vườn một năm 2 lần (vào đầu và cuối mùa mưa) để nâng pH đất lên trung tính hoặc hơi kiềm nhằm hạn chế sự phát triển của nấm gây bệnh. Lượng vôi cần dùng cho 1000m2 giao động từ 100-120kg, tương đương với 1,0-1,2 tấn/01ha.

 Đối với vườn trồng mới

Thu dọn toàn bộ tàn dư, cỏ dại đem đốt và tiêu hủy
Sử dụng 150-200kg vôi bột/1000m2 rải đều trên bề mặt đất sau đó cày phay toàn bộ.
Tiến hành phơi đất trong 10-20 ngày tùy điều kiện thời tiết để tiêu diệt mầm mống sâu bệnh hại còn tồn dư trong đất.
Sau khi cày phay đất lần 2 xong tiến hành cắm tiêu, lên luống, đào hố và bón lót chuẩn bị trồng cây.
Tiến hành tạo mương tiêu thoát nước cho vườn cây để tránh tình trạng đọng nước khi trời mưa to.
Sử dụng cây giống sạch bệnh để trồng (ưu tiên sử dụng cây cấy mô), không sử dụng cây giống từ những vườn đã bị bệnh để trồng.
Sau khi trồng cây xong khoảng 10-15 ngày tiến hành kiểm tra số cây chết và trồng dặm lại.
Khi cây bắt đầu bén rễ dùng Trichoderma Bacillus+EM Root+EM HLC tưới vào gốc với lượng 2-3l/cây. Sau đó định kỳ 3 tháng tưới một lần với lượng tăng dần tùy theo độ lớn của cây chuối.
Định kỳ 1 tháng 1 lần dùng Nano Bạc đồng+Nano đồng Oxy clorua+HLC 16+Nano Silic phun lên cây một lần để phòng trừ nấm khuẩn (đốm lá Sigatoka…) và giúp cây sinh trưởng phát triển thuận lợi.
-------------------------------------------
Mọi thắc mắc, bà con hãy để lại bình luận ở dưới bài viết hoặc liên hệ ngay HLC để được tư vấn:
Công ty CP HLC HÀ NỘI
Hotline: 0399 156 166 - 0707 888 666
CN Miền Bắc: 268 Vũ Hữu, Thanh Xuân, Hà Nội.
CN Miền Nam: Phường Thạnh Lộc, Quận 12, TP Hồ Chí Minh
Fanpage: Chế phẩm sinh học HLC 

 



 
Hoặc gửi liên hệ cho chúng tôi theo mẫu dưới đây:
Dấu * là phần không được để trống

►TIN NỔI BẬT

Call
Gọi ngay
Call
Zalo
Call
Messenger