NGUYÊN NHÂN TẠI SAO BƯỞI KHÔNG ĐẬU HOA HOẶC ĐẬU ÍT HOA, ÍT QUẢ

Nguyên nhân khiến bưởi không ra hoặc ra ít hoa:
 

1. Nguyên nhân đầu tiên gây nên tình trạng bưởi không ra quả hoặc ra nhiều hoa nhưng không đậu quả là do thời tiết khí hậu. Do nhiều năm trở lại đây, diễn biến thời tiết hết sức phức tạp, như nhiệt độ, độ ẩm và các điều kiện bất thường khác  như bưởi ra hoa đúng vào thời kỳ mưa phùn, đậu quả  non vào thời kỳ có xuất hiện mưa muối, mưa axit, làm xáo trộn sinh lý bình thường của cây bưởi.
 

Có thể thấy, cây bưởi thường ra hoa đậu quả xung quanh tháng 2, thường xuất hiện mưa phùn, sương muối, mưa axit ảnh hưởng đến việc thụ phấn, ra hoa, đậu quả, thậm chí quả  to bằng chén uống nước cũng bị rụng.
 

2. Tình trạng chăm sóc của các nhà vườn cũng là nguyên nhân dẫn đến bưởi không có quả hoặc ít quả.
 

Nhiều người trồng bưởi chỉ dựa vào kinh nghiệm ít ỏi của mình, không tuân theo các quy trình kỹ thuật, trồng mật độ quá dày. Với mật độ quá dày, các cây cạnh tranh dinh dưỡng, ánh sáng với nhau quyết liệt, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sinh trưởng và phát triển bình thường của cây, trong đó có vấn đề ra hoa đậu quả. Các cụ xưa đã có câu: “Cây chạm lá, cá chạm vảy” sẽ không phát triển được.
 

Mặt khác, do nhiều năm không có quả, nhiều nhà vườn không chăm sóc, hầu như không tạo tán ngay từ đầu, cành tăm, cành vô hiệu, cành vượt… Cành lá xum xuê, bệnh tật phát triển nhiều như vẽ bùa, nhện đỏ, nhện vàng, đốm mắt cua, vàng lá gân xanh, xì mủ chảy gôm… hoành hành, vườn bưởi tan hoang, cây trong vườn rất yếu, nguy cơ mất mùa cho các năm sau là rất lớn.
 

3. Đặc tính “tự bất thụ” của bưởi
 

Hầu hết các loại cây có múi đều tự thụ phấn. Do đó, khi thiết kế vườn người ta chú ý nguồn phấn giúp cho các cây này đậu quả. Cây cho phấn thường được bố trí theo tỉ lệ 3:1 hay 4:2.
 

Do trồng thâm canh, các vùng bưởi chỉ chuyên trồng một giống, thậm chí trong một vườn, các cây đều được nhân giống từ một vài cây bưởi gốc, hầu hết các cây bưởi khác giống đều chặt bỏ, gây ra sự mất cân bằng, thiếu “cây thụ phấn”. Điều này dẫn đến tình trạng “tự bất thụ” trên cây bưởi, tức là khả năng tự thụ phấn kém hoặc không tự thụ phấn cùng giống mà phải có sự thụ phấn chéo của các giống bưởi khác.
 

Giải pháp khắc phục
 

Cần áp dụng tổng hợp các biện pháp kỹ thuật, trong đó đặc biệt coi trọng khâu chăm sóc, đồng thời áp dụng kinh nghiệm và kết quả nghiên cứu mới đây trên cây bưởi.
 

*Chăm sóc:
 

Bà con nên có kế hoạch cắt tỉa các cành tăm, cành vô hiệu, cành vượt tạo sự thông thoáng cho cây trên nguyên tắc các cây không được giao cành vào nhau. Nếu vườn dày quá có thể loại bỏ những cây không đạt tiêu chuẩn về chất lượng, các cây còi cọc, mắc bệnh, tạo độ thông thoáng cho vườn, giảm sâu bệnh. Đây là biện pháp hết sức quan trọng để tạo cho cây bưởi khoẻ, có môi trường tốt để sinh trưởng phát triển, tích luỹ dinh dưỡng cho kỳ ra hoa đậu quả năm sau.
 

Phòng trừ sâu bệnh cho cây cần được đặc biệt chú ý. Cây bưởi đặc sản dễ nhiễm các loại sâu bệnh như sâu vẽ bùa, nhện đỏ, xì mủ chảy gôm, loét, ghẻ, vàng lá thối rễ, vàng lá greening,… Nếu không có biện pháp phòng trừ tích cực, chán nản do không có thu hoạch, thì cũng sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến sinh trưởng, phát triển và năng suất của cây bưởi trong năm tới.

Tích cực áp dụng biện pháp phòng trừ dịch hại tổng hợp (IPM) cho cây bưởi, hạn chế dùng thuốc bảo vệ thực vật, khi dùng phải đảm bảo 4 đúng: đúng thuốc, đúng cách, đúng thời điểm và đúng liều lượng, vừa đạt hiệu quả cao trong phòng trừ và giảm chi phí đầu tư. Việc bón phân cho cây cũng nên chú ý, nên bón vừa phải, cân đối, chú ý tăng lượng kali, lân.

 

*Áp dụng phương pháp thụ phấn bổ sung cho vườn bưởi:
 

Có thể sử dụng các cách sau
 

- Cách 1: Phương pháp thụ phấn bổ sung thủ công, dùng phấn hoa bưởi chua hoặc bưởi khác giống, thụ phấn bằng tay cho vườn bưởi. Nên thụ phấn nhân tạo vào những ngày thời tiết khô ráo, chọn những bông to đẹp để lấy phấn, tiếp đó rắc phấn lên phần nhụy của bông mong muốn tạo quả. B

Để tăng tỷ lệ đậu quả, bà con loại bỏ bớt những chùm bưởi nhỏ, dị hình, giữ lại những chìm bưởi to, đẹp, để dinh dưỡng được tập trung để nuôi quả.

 

- Cách 2: Trong vườn bưởi đang trồng, trên một số cây bưởi trong vườn, cắt bỏ 1-2 cành vượt, để nảy mầm phát triển đến bánh tẻ, sau đó tiến hành ghép mắt các giống bưởi khác giống (bưởi ngọt hoặc chua). Sau một năm, cành này đã ra hoa, là nguồn thụ phấn bổ sung cho cây đó và các cây xung quanh.
 

- Cách 3: Nếu vườn bưởi trồng quá dày, có thể loại bỏ một số cây kém hiệu quả, sau đó ghép cải tạo giống bưởi khác giống điểm vào trong vườn. Các cây ghép cải tạo này sau một năm cũng ra hoa, dùng để làm cây thụ phấn cho các cây bưởi xung quanh.
 

Hai phương pháp sau có tính khả thi hơn. Phương pháp thụ phấn bằng tay khó thực hiện đối với các vườn bưởi lâu năm, cây cao, nhiều cành.
 

Ngoài ra, một kinh nghiệm đã được kiểm chứng là trồng xen vào vườn bưởi những cây ổi, có tác dụng hạn chế được bệnh Greening (bệnh vàng lá), ngoài hàng rào nên trồng thêm các cây chắn gió.



Nguồn: nongnghiep.vn

Hoặc gửi liên hệ cho chúng tôi theo mẫu dưới đây:
Dấu * là phần không được để trống

►TIN NỔI BẬT

Call
Gọi ngay
Call
Zalo
Call
Messenger