NGUYÊN NHÂN, ĐIỀU KIỆN PHÁT SINH & CÁCH PHÒNG TRỪ BỆNH LỞ CỔ RỄ TRÊN CÂY CÀ PHÊ

Trước hết, bà con nông dân trồng cà phê cần nhìn nhận rằng bệnh lỡ cổ rễ là bệnh hại nguy hiểm làm ảnh hưởng đến sức sinh trưởng và khả năng phát triển của cây. Nếu người trồng cà phê không phát hiện và không có biện pháp phòng trừ kịp thời có thể dẫn đến tình trạng chết cây con hoặc gây ảnh hưởng lớn đến sự sinh trưởng và phát triển của cây cà phê. Để khắc phục tình trạng này bà con trồng cà phê cần nắm bắt được những triệu chứng của bệnh lỡ cổ rể cũng như điều kiện phát sinh gây bệnh để có cách phòng trừ hiệu quả.

Điều kiện phát sinh, phát triển bệnh lở cổ rễ trên cây cà phê:

- Bệnh lỡ cổ rễ trên cây cà phê xuất hiện do nấm Rhizoctonia solani, Fusarium spp gây ra.
- Điều kiện phát sinh gây bệnh là do đất vườn ươm ẩm thấp và rơi vào tình trạng ngập úng. Bầu đất khi gieo ươm không đục lỗ thoát nước, bầu và các luống cây không khô thoáng…
- Đặc biệt, vào mùa mưa, đất ẩm không được xới xáo thường xuyên dẫn đến tình trạng cây bị ngập úng.
- Bệnh thường xuất hiện tại phần cổ rễ của những cây cà phê con trong vườn ươm hoặc những cây cà phê từ 1 - 3 năm tuổi. Tùy vào từng độ tuổi cây cà phê mà có dấu hiệu bệnh khác nhau:

+ Đối với bệnh trên cây cà phê ở vườn ươm:

- Khi bị nấm tấn công, phần cổ rễ của cây con xuất hiện vết chấm màu đen, rễ bắt đầu thối đen và teo lại khiến nước và chất dinh dưỡng từ mặt đất không thể được chuyển lên phần lá khiến lá bị héo và cây sẽ bị chết.

Để phòng trừ bệnh lở cổ rễ tại vườn ươm bà con cần chú ý các biện pháp canh tác sau:

- Bà con không nên tưới nước quá nhiều, khiến cây bị ngập úng.

- Càng không nên che vườn ươm quá kỹ làm cho ánh sáng sẽ không đủ chiếu vào cây con làm mất độ thông thoáng cho toàn bộ cây bên trong. Tốt nhất nên để khoảng 40 - 50% lượng ánh sáng ngoài trời chiếu vào vườn cây bên trong vườn ươm.

- Nên kiểm tra vườn thường xuyên, nếu phát hiện bầu đất sét, bầu bị dí chặt hoặc không thoát nước thì nên chủ động xới xáo, bóp bầu để tạo độ thông thoáng cho bầu đất.

Nếu có cây bị bệnh thì tiến hành nhổ bỏ ngay những cây bị bệnh và đưa ra khỏi vườn để tiêu hủy.

- Cuối cùng nên phun thuốc BVTV để diệt trừ mầm bệnh lây lan, với liều lượng phun theo hướng dẫn của cơ quan chuyên môn hoặc theo đúng hướng dẫn có trên bao bì của nhà sản xuất.

+ Đối với bệnh trên cây cà phê giai đoạn từ 1 - 3 tuổi (giai đoạn KTCB):

Dấu hiệu của bệnh xuất hiện khi phần cổ rễ của cây bị khuyết dần vào bên trong, cây bắt đầu chậm sinh trưởng và có dấu hiệu bị vàng lá. Đây chính là biểu hiện của bộ rễ bị ảnh hưởng khiến nước và chất dinh dưỡng không thể được đưa lên ngọn khiến lá bị vàng. Nếu bà con trồng cà phê mà không phát hiện bệnh sớm và không có biện pháp phòng trừ kịp thời thì cây sẽ bị chết.

Bà con cần chú ý bệnh lở cổ rễ có thể lây lan qua các công đoạn như khi bà con làm cỏ, cuốc xới hoặc lây lan qua đường nước tưới, nước mưa giúp nấm xâm nhập vào bộ rễ.

Để phòng trừ bệnh lở cổ rễ giai đoạn này bà con cần chú ý các biện pháp canh tác sau:

- Trước khi trồng cần chọn loại đất có tầng canh tác dày, khả năng thoát nước tốt, mạch nước ngầm sâu trên 01 mét để trồng cà phê.

- Trong vườn/lô trồng cà phê bà con cần trồng cây chắn gió tạm thời cho vườn cây từ 1 - 3 năm tuổi. Cứ khoảng 2 - 3 hàng cây cà phê thì trồng một hàng cây chắn gió. Nếu có đầu tư, bà con nên kết hợp trồng cây choai sống để trồng tiêu vừa tạo thành hàng cây chắn gió vừa là hình thức trồng xen canh để tăng hiệu quả kinh tế trên đơn vị diện tích.

- Khi tiến hành trồng nên chọn lựa những cây con có đầy đủ tiêu chuẩn xuất vườn, cây sạch bệnh và có khả năng chống chịu cao.

- Hạn chế tạo vết thương lên phần gốc cây cà phê thông qua việc làm cỏ hay đánh chồi sát gốc để nấm không có nơi lây lan.

- Loại bỏ ngay những cây bị bệnh nặng ra xa khỏi vườn cây và tiêu hủy cẩn thận. Sau khi nhổ bỏ những cây bị bệnh ra khỏi vườn, bà con có thể xử lý hố bằng vôi với lượng 1kg/hố để trừ nấm bệnh và để phơi trong 15 ngày rồi mới tiến hành trồng lại.

- Đối với những cây bị thối cổ rễ nhẹ, cây mới bị long gốc mà vẫn còn xanh lá bà con có thể sử dụng ngay dung dịch Nano bạc đồng & Nano đồng oxyclorua HLC theo tỷ lệ mỗi loại 500ml cho 200 lít nước tưới gốc từ 2 lần, mỗi lần cách nhau 7 ngày.

Sau 1 tuần bà con sử dụng chế phẩm sinh học như Trichoderma Bacillus, EM HLC đặc trị tuyến trùng pha tỷ lệ mỗi loại 500ml cho 300 lít nước tưới 2 -3 lần mỗi lần cách nhau 5-7 ngày để cây cà phê nhanh chóng dừng bệnh và phục hồi.



Bệnh lở cổ rễ là một trong những bệnh hại nghiêm trọng ở cây cà phê từ 1 - 3 năm trồng, bệnh có thể phòng trừ nếu bà con phát hiện kịp thời nên bà con hãy lưu ý những triệu chứng của bệnh để bảo vệ vườn cây khỏi nấm bệnh và giúp vườn được phát triển tốt nhất. Bà con nên chủ động bổ sung định kỳ các chế phẩm sinh học như Trichoderma Bacillus, EM HLC đặc trị tuyến trùng của công ty CP HLC Hà Nội tưới vào đầu và cuối mùa mưa để giúp phòng bệnh được hiệu quả nhất

Tóm lại, để cây cà phê phát triển ổn định và bền vững, mang lại thu nhập cho người nông dân, ổn định cuộc sống, xoá đói giảm nghèo, vươn lên giàu có… thì cần phải quan tâm đến tất cả các khâu từ sản xuất, chăm sóc, thu hoạch, chế biến, tiêu thụ sản phẩm… và vấn đề bảo vệ thực vật/ phòng trừ sâu bệnh cho cây cà phê trong suốt cả các quá trình sinh trưởng, phát triển của cây cà phê là hết sức cần thiết và đáng quan tâm trong giai đoạn hiện nay./.

Nguồn tham khảo: http://khuyennongkhuyenngu.org.vn/.

 

Hoặc gửi liên hệ cho chúng tôi theo mẫu dưới đây:
Dấu * là phần không được để trống

►TIN NỔI BẬT

Call
Gọi ngay
Call
Zalo
Call
Messenger