MẸO TỰ CHẾ THUỐC TRỊ NHỆN ĐỎ, BỌ TRĨ, RỆP SÁP, PHẤN TRẮNG TRÊN HOA HỒNG

Nếu đã từng chơi hồng hẳn bạn vẫn biết với khí hậu nhiệt đới như nước ta các loại bệnh hoa hồng là rất nhiều và mỗi mùa đều có các loại bệnh khác nhau. Nếu trồng môi trường nhiều nắng  gió thì bệnh sẽ ít hơn.

Khi gặp bệnh một số biện pháp hay được lựa chọn là phun bằng các loại thuốc nhưng bên cạnh đó nhiều gia đình chơi hồng lại có trẻ nhỏ, cây lại trồng gần nhà nên không giám phun thuốc độc hại. Qua nhiều lần sưu tầm và tham khảo kinh nghiệm thực tế chúng tôi giới thiều một số biện pháp chế thuốc tại nhà không độc hại mong sẽ giúp được người yêu hồng có những chậu hoa đẹp.

1. Bệnh bọ trĩ

Bệnh bọ trĩ ở hoa hồng hay xuất hiện vào mùa hè, khi bị nặng rất dai dẳng và khó chữa chúng làm hoa không nở được lá thì teo đi nhìn rất thương.


 

  • Phương pháp 1: ớt, tỏi, và rượu

Cách 1 : Dùng 1thìa café nước ớt đặc ( hoặc mù tạt) và 1 thìa dầu rửa bát pha với 1l nước cách ngày phun một lần và phun liên tục trong một tuần.

Cách 2:  Lấy 1kg ớt và 1kg tỏi xay nhuyễn ngâm với 1 lít rượu sau đó cho vào lọ hoặc chai ủ 1 tuần. Sau khi ủ lọc sạch bã lấy nước, sau đó lấy 1 bát ăn cơm dung dịch này pha với 2 lít nước cây già có thể pha đặc hơn. Nếu cây đang bệnh một tuần phun một lần cho tới khi hết hẳn, phun phòng thì 2 tuần phun một lần.

  • Phương pháp 2: Thuốc lá, xà phòng rửa bát

Phương pháp này khá đơn giản lại không cầu kỳ.Nguyên liệu gồm có 250 Gr thuốc lá, 400 ml nước sạch, sau đó thực hiện như sau:

  1. Lấy thuốc lá ngâm vào nước lá ngâm vào nước khoảng 1 đến 2 ngày, có thể để dưới nắng để quá trình nhanh hơn
  2. Kiểm tra dung dịch xem đã chuyển sang màu nâu chưa nếu chưa thì phải ngâm thêm.
  3. Trộn thêm vào hỗn hợp này khoảng 45ml xà phòng sau đó lắc đều hỗn hợp và phun cho cây

Bệnh bọ trĩ ở hoa hồng dai dẳng khó hết cần phun cho cây cho tới khi cây dứt hẳn bệnh. Nên phun vào buổi sáng sau đó tối rửa nhẹ qua lá cho cây. Và chỉ nên phun vào buổi sáng.

2. Bệnh nhện đỏ
 


 

Bệnh nhện đỏ, nhện trắng trên hoa hồng cũng là bệnh thường thấy, thường là dưới mặt lá ta thấy những chấm đỏ hoặc trắng chúng hút nhựa cây làm cây yếu dần. Có một vài cách trị nhện như sau.

  • Phương pháp 1: dùng dung dịch tỏi+ ớt và rượu như trên cách trị bọ trĩ
  • Phương pháp 2: dùng 2 thìa rượu trắng + 2 thìa dầu rửa bát pha với 2 lít nước và phun cho cây đặc biệt là phần mặt lá phía dưới

Hai cách trị trên đều có thể phun 1 lần/tuần nếu cây bị nhẹ, 2 lần/ tuần nếu cây bị nặng

3. Bệnh phấn trắng

Bệnh phấn trắng ở hoa hồng thường xuất hiện vào mùa xuân bệnh không dai dẳng lắm cứ nắng nhiều là hết nhưng nếu bị nặng thì sẽ khiến cây bị suy yếu.

  • Phương pháp 1Baking soda (muối nở giá bán khoảng 35-40.000đ/gói), nước rửa bát, dầu ăn
  1. Pha 4 muỗng baking soda với 1 lít nước, thêm dầu ăn và dầu rửa bát.
  2. Lắc đều hỗn hợp rồi phun cho cây tuần 2 lần.

Riêng với baking soda có các hoạt chất tiêu diệt nấm nên có thể phun cho cây một đến hai lần để phòng nấm cho cây

  • Phương pháp 2: Dầu ăn và sữa chua

Cách này cũng khá đơn giản chỉ cần chút dầu ăn và 1 hộp sữa chua không đường. Lấy một một hộp sữa chua không đường pha với 2 lít nước và thêm một thìa ăn cơm dầu ăn phun cho cây 2 lần/tuần.

4. Bệnh Rệp sáp



 

Bệnh rệp sáp là bệnh rất dễ trị một có thể dùng một vài giải pháp sau

  • Phương pháp 1Lấy 20ml nước rửa bát pha vào với 2 lít nước. phun cho cây vào lúc nắng to nhất có thể phun 2 lần/ tuần nếu cây không đỡ.
  • Phương pháp 2: loại này có tác dụng mạnh hơn. Mua một tuýp mù tạt loại rẻ (12k/tuýp) bóp một đoạn bằng 2 đốt ngón tay pha với 1l nước phun cho cây lúc đang nắng to. Phun 2 lần/ tuần nếu không đỡ.
  • Kiến là một sinh vật cộng sinh với rệp sáp chúng cũng là nguyên nhân phát tán rệp đi khắp nơi thế nên cũng cần phải đề phòng chúng.

Với các phương pháp trên tùy thuộc vào thể trạng cây mà nên pha liều lượng hợp lý nếu là cây con nên giảm nồng độ tránh làm cháy cây.

Nguồn: 
http://thienduongnganhoa.com/

Hoặc gửi liên hệ cho chúng tôi theo mẫu dưới đây:
Dấu * là phần không được để trống

►TIN NỔI BẬT

Call
Gọi ngay
Call
Zalo
Call
Messenger