KỸ THUẬT PHÒNG TRỪ BỌ PHẤN TRÊN DƯA (DƯA LƯỚI, DƯA LÊ, DƯA HẤU,...)

HƯỚNG DẪN KỸ THUẬT PHÒNG TRỪ BỌ PHẤN TRÊN DƯA (DƯA LƯỚI, DƯA LÊ, DƯA HẤU) TRONG NHÀ MÀNG VÀ NGOÀI ĐỒNG.

1. Phổ ký chủ:

- Bọ phấn gây hại trên hầu hết các cây họ bầu bí (Dưa lưới, dưa lê, dưa chuột, dưa hấu, bầu, mướp, bí…). Ngoài ra bọ phấn còn gây hại trên rất nhiều loại cây trồng khác (vì là loài côn trùng chích hút đa thực). Bọ phấn chích hút nhựa cây làm cho cây sinh trưởng phát triển kém, còi cọc, năng suất thấp và còn là tác nhân môi giới lan truyền bệnh virut khảm lá cho cây. Việc phát hiện bọ phấn gây hại trên cây trồng cũng rất đơn giản.

2. Cách nhận diện và phát hiện bọ phấn:

- Bọ phấn gây hại trên dưa ở tất cả các tuổi (khi ở tuổi nhỏ thường có mầu vàng và tập trung thành ổ, khi trưởng thành có mầu trắng và bay rất nhanh).

            
                       Bọ phấn còn nhỏ                                                       Bọ phấn trưởng thành

- Bộ phận gây hại: Gây hại chủ yếu trên lá bánh tẻ và ngọn cây, nếu mật độ cao sẽ gây hại trên hoa và quả non.
- Cách phát hiện: Kiểm tra kỹ mặt dưới (nhất là lá bánh tẻ và các lá gần gốc), trên ngọn cây thì kiểm tra trong kẽ ngọn và mặt dưới lá non. Khi bọ phấn đã trưởng thành chỉ cần dùng tay động vào lá dưa búng nhẹ nếu có bọ phấn là sẽ thấy những con nhỏ mầu trắng bay ra khỏi cây dưa.  

3. Đặc điểm và triệu chứng gây hại trên dưa:
- Trưởng thành ban ngày ở dưới mặt lá, hoạt động rất linh hoạt, toàn thân và cánh phủ một lớp phấn màu trắng nên được gọi là bọ phấn. Trưởng thành thích đẻ trứng trên các lá bánh tẻ, mỗi con cái đẻ trung bình khoảng 60-70 quả.
- Ấu trùng nở ra (có màu vàng) bò chậm chạp trên lá và thường sống cố định một chỗ.
- Thời tiết càng nóng và khô khiến bọ phấn phát dục càng nhanh, vòng đời càng ngắn do đó bọ phấn có tính kháng thuốc rất cao.
- Bọ phấn thường xuất hiện gây hại trên dưa từ khi cây còn nhỏ (3-4 lá thật) cho đến lúc thu hoạch. Gây hại nặng làm cho cây bị còi cọc, vàng lá, lá nhỏ, lá có các chấm nhỏ màu vàng. Khi mật độ cao sờ tay vào lá (nhất là các lá dưới gốc) thấy dính như đường và thường có lớp nấm màu đen (nấm bồ hóng) phát sinh phát triển cùng.

4. Cách phòng trừ:
- Xử lý nhà và đất thật kỹ trước khi trồng: Có thể sử dụng vôi bột để rắc với lượng 50-70kg/1000-1500m2, và một số loại thuốc chuyên dụng khử khuẩn như Regent 80WG để khử trùng toàn bộ nhà và đất trước khi trồng dưa.
- Đảm bảo đủ thời gian cách ly và xử lý nhà, đất trước khi trồng (tối thiểu 12-15 ngày).
- Bón phân cân đối đầy đủ cho dưa và bổ sung phân chứa canxi, silic để thân lá dưa được dày và cứng chắc từ đó làm tăng tính chống chịu của cây đối với bọ phấn.
- Nếu bọ phấn xuất hiện với mật độ thấp có thể sử dụng bẫy dính màu vàng để bẫy (vì bọ phấn rất thích màu vàng). Hoặc cũng có thể trồng các loại cây có hoa màu vàng xung quanh để dẫn dụ bọ phấn ra đó rồi phòng trừ.
- Khi mật độ bọ phấn cao, hoặc bị bọ phấn gây hại vào thời kỳ quan trọng (cây chuẩn bị ra hoa, hoặc đang nuôi quả nhỏ) thì cần tiến hành các biện pháp như sau:
+ Cắt tỉa lá chân (có thể cắt làm hai lần, lần một cắt 3-4 lá sau đó lần hai cắt tiếp 3-4 lá nữa), nếu chồi dài quá ta có thể tiến hành bấm ngọn chồi để tạo độ thông thoáng cho vườn.
+ Tiến hành nhổ sạch cỏ dại có trên vườn và xung quanh (vì đây là nơi trú ngụ của bọ phấn)
+ Sau khi cắt tỉa lá chân và làm sạch cỏ sử dụng thuốc Teppeki 50WG + bám dính (liều gấp 1,5 lần) hoặc cũng có thể dùng Teppeki 50WG + Radiant 60SC + Bám dính (đúng liều theo khuyến cáo) phun tập trung ở mặt dưới lá và phun hai ngày liên tục để tiêu diệt bọ phấn. Lưu ý, lần thứ hai thì phun theo đúng liều lượng khuyến cáo trên bao bì và phun vào chiều mát hoặc sáng sớm để tăng hiệu quả của thuốc.

     

- Sau khi cây ổn định (bọ phấn đã hết) có thể sử dụng bộ sản phẩm thuốc trừ sâu sinh học của HLC để phun phòng định kỳ (Supper BiO HLC 01; và Supper BiO HLC 03) phun định kỳ 5-7 ngày một lần để phòng trừ bọ phấn.

           

Bài viết dựa trên kinh nghiệm thực tế từ bản thân, kính chúc bà con có nhiều vụ mùa bội thu!
Nguồn: ThS. Đoàn Công Nghiêm - GĐ Kỹ thuật Công ty Cổ phần HLC Hà Nội.

Hoặc gửi liên hệ cho chúng tôi theo mẫu dưới đây:
Dấu * là phần không được để trống

►TIN NỔI BẬT

Call
Gọi ngay
Call
Zalo
Call
Messenger