1. Cách nhận biết nhện đỏ đang gây hại cây trồng:
– Thông thường, nhện đỏ thích núp dưới mặt lá cây và sống trên đọt non của cây. Bằng cách, lật mặt dưới lá cây và coi bằng kính lúp sẽ thấy những con nhỏ li ti đang bò giống như con nhện.
– Kiểm tra xem có các mạng trắng trên cây không. Đây là một dấu hiệu cho thấy sự xuất hiện của nhện đỏ. Mạng nhện thường tập trung xung quanh những nơi ăn của chúng. Tuy nhiên không phải loài nhện đỏ nào cũng giăng mạng.
– Ta có thể nhìn trên đọt cây lúc có ánh sáng xuyên qua, ta thấy có tơ của nhện bao xung quanh ngọn cây và có những con li ti như đầu kim di động, đó là nhện đỏ.
– Nếu không có kính lúp, có thể lấy tay vuốt mạnh dưới mép lá thì ta thấy có nước màu vàng, đó là cây có thể đã có nhện đỏ cần khám xét lại thập kỷ để chữa trị. Dùng một tờ giấy trắng vuốt nhẹ mặt dưới lá rồi hứng đem ra chỗ có ánh sáng mà coi sẽ thấy.
Trên lá: Chúng thường gây hại ở mặt dưới lá khiến lá chuyển màu vàng. Mặt trên của lá bị vàng loang lỗ (những chấm trắng vàng rất rễ nhận ra trên mặt lá), còn ở mặt dưới lá có những vết trắng lấm tấm giống bụi cám, nhìn kỹ thấy trên đó có lớp tơ rất mỏng. Lá cây bị phồng rộp sau đó cằn lại, vàng, thô cứng và sau cùng lá sẽ bị khô đi. Khi mật số cao, cả cành non cũng bị nhện đỏ tấn công, cành cũng trở nên khô và chết.
Trên trái: Trái bị nhện gây hại sẽ bị vàng, sạm và nứt khi trái lớn. Nhện cũng có thể gây hại mạnh vào hoa làm hoa bị thối rụng.
2. Phương pháp diệt trừ nhện đỏ:
+ Nhanh chóng loại bỏ những phần cây bị nhiễm nhện đỏ nặng. Nhặt lá rụng và ngắt những chiếc lá đã bị hư hại nặng và đem tiêu hủy. Điều này sẽ ngăn chặn nhện đỏ lây lan sang các cây gần đó.
+ Không nên trồng mật độ quá dày để luôn tạo độ thông thoáng cho vườn.
+ Thường xuyên kiểm tra lá cây, đặc biệt giai đoạn lá bánh tẻ trở đi, để kịp thời phát hiện và có biện pháp diệt trừ.
+ Tỉa bỏ những cành tăm, cành vô hiệu, cành sâu bệnh để tán cây luôn luôn được thông thoáng.
+ Kiểm soát nhện đỏ bằng nước: Tưới thường xuyên để cây có dư nhựa cung cấp phần nào nhựa bị mất do nhện đỏ hút, cây không bị kiệt lực mà chết. Nhện hay xuất hiện ở mặt dưới của lá khi khí hậu khô nóng để chích hút dinh dưỡng của cây, việc tưới nước thường xuyên sẽ giúp rửa trôi bớt đối tượng gây hại và nước sẽ làm bết dính các nhân của nhện vào mặt lá làm chúng không di chuyển để lấy dinh dưỡng được. Đặc biệt, phun nước lên lá vào mùa nắng nóng có thể làm giảm mật độ nhện, do chúng thích sống ở môi trường khô ráo, khi phun nước rửa lá cây, môi trường sống của đám nhện bị thay đổi. Trong điều kiện ẩm ướt, chúng sẽ tự bị đảo thải và không còn “cơ hội” gây hại trên cây trồng. Trước khi cây ra hoa, phun nước rửa lá cây thật kĩ. Cách làm này của không chỉ giúp cây quang hợp tốt hơn mà còn trừ nhện đỏ, tạo điều kiện cho thiên địch phát triển.
+ Bón phân dứt điểm thành từng đợt và phải bón cân đối giữa đạm, lân và kali. Nếu vườn bị nhện gây hại nhiều thì nên tăng cường bón thêm phân lân và kali.
+ Biện pháp sử dụng chế phẩm sinh học: chế phẩm sinh học Thảo mộc trừ sâu HLC hoặc chế phẩm sinh học BIO Plus HLC.
Cả 2 dòng chế phẩm sinh học trừ sâu này ngoài tác dụng phòng trừ hiệu quả các đối tượng côn trùng chích hút, rầy rệp, vẽ bùa , nhện đỏ…, sản phẩm còn đảm bảo an toàn, không gây dư lượng, không độc hại với môi trường, hệ sinh thái và con người.
– Dùng để phòng : Pha 500ml chế phẩm thảo mộc trừ sâu hoặc chế phẩm BIO Plus HLC với 200 lít nước
– Dùng để trị: Pha 500ml chế phẩm thảo mộc trừ sâu hoặc chế phẩm BIO Plus HLC với 150 lít nước.
Đặc tính nhện đỏ có tính kháng thuốc nên bà con có thể đảo phun luân phiên các loại thuốc để đạt hiệu quả cao nhất.
+ Nếu vườn bị hại nặng thì cứ mỗi đợt ra lộc non xịt thuốc 3 lần: lần 1 khi vừa nhú đọt, lần 2 khi đọt ra rộ và lần 3 khi lá bánh tẻ.
Phương pháp kiểm soát sinh học tốt hơn hóa học, vì nhện đỏ thường kháng thuốc trừ sâu rất nhanh.
Hotline: 0399.156.166 - 0707.888.666