GIẢI PHÁP TỐT NHẤT DIỆT TRỪ SÂU VẼ BÙA GÂY HẠI CÂY TRỒNG

Tên khoa học: Phyllocnistic citrella
Họ: Gracillariidae
Bộ: Lepidoptera

Đặc điểm hình thái sâu vẽ bùa Phyllocnistic citrella:
- Trưởng thành sâu vẽ bùa là một loại ngài nhỏ, cơ thể dài 2-3 mm, sải cánh rộng 4-5 mm. Toàn thân có màu vàng nhạt phớt ánh bạc. Cánh sau rất hẹp so với cánh trước, cả hai cánh đều có rìa lông dài.
- Trứng có dạng hình bầu dục, nhỏ, kích thước 0,2-0,3 mm. Lúc đầu trong suốt sắp nở có màu trắng vàng.
- Sâu non đẫy sức dài 4 mm, mình dẹp, không chân, đốt cuối bụng có hình ống dài.
- Nhộng dài khoảng 2-3 mm, màu nâu vàng, cạnh bên mỗi đốt thân có 1 u lồi, trên có 1 sợi lông.

Đặc điểm gây hại:

- Điều kiện thời tiết: Sâu sẽ gây hại mạnh khi độ ẩm cao và ngược lại khi độ ẩm thấp thì sâu sẽ hạn chế gây hại. Do đó, vào các thời điểm như mùa mưa hoặc vườn có độ ẩm cao khoảng 85-90% hoặc thời tiết mát mẻ từ 23-29oC thì sâu sẽ phát triển cực mạnh

- Nguồn thức ăn của sâu: phần đọt non là nguồn thức ăn yêu thích của sâu, do đó vào các thời kì cây ra đọt mạnh thì sâu phát triển mạnh và ngược lại, khi lá đã già thì sâu sẽ ít phát triển.

* Vòng đời: 19-38 ngày
- Trứng: 1-6 ngày
- Sâu non: 4-10 ngày
- Nhộng: 7-12 ngày
- Trưởng thành: 7-10 ngày


Tập tính và khả năng gây hại của sâu vẽ bùa Phyllocnistic citrella:

- Bướm hoạt động về ban đêm, thường đẻ trứng ở mặt dưới lá gần gân chính của các đọt non mới mọc. Một trưởng thành sâu vẽ bùa thường đẻ được 70-80 quả trứng, thời gian đẻ trứng từ 2-10 ngày. Sâu non mới nở thường đục chui qua lớp biểu bì của lá để ăn phần nhu mô của lá tạo thành đường hầm ngoằn ngoèo dưới lớp biểu bì, phía sau là đường phân thải ra của sâu như sợi chỉ, lớp biểu bì có thể bị bong ra hoặc trông giống như nhầy ốc sên. Đường đục của sâu vẽ bùa dài và lớn dần theo sức lớn của sâu. Khi đẫy sức, sâu non đục ra mép lá, hoá nhộng tại mép lá gần gân lá, chỗ lá bị quăn bằng cách dùng tơ gấp lại che tổ kén.

* Đặc điểm sinh học và sinh thái
Khi sâu gây hại, lá nhỏ, dị dạng ảnh hưởng đến sự phát triển của chồi non. Hoa và trái có thể bị rụng khi cây bị gây hại nặng. Ở giai đoạn cây con nếu bị gây hại thường xuyên cây sẽ kém phát triển và có tán nhỏ hơn bình thường. Sâu vẽ bùa là môi giới truyền bệnh loét trên cây có múi. Sâu vẽ bùa gây hại quanh năm, tập trung nhiều vào các đợt ra đọt non trong mùa khô. Sâu gây hại trên các loại cây thuộc họ cam quít.

Hình ảnh các giai đoạn gây hại của sâu vẽ bùa trên cây có múi:



Điều kiện gây hại của sâu vẽ bùa Phyllocnistic citrella:

Sâu vẽ bùa Phyllocnistic citrella gây hại quanh năm, mức độ gây hại phụ thuộc nhiều vào điều kiện thời tiết và thức ăn của sâu. Nhiệt độ thích hợp cho sâu vẽ bùa phát sinh gây hại là 23 - 290C, ẩm độ 85-90%.

Biện pháp quản lý sâu vẽ bùa Phyllocnistic citrella:

- Biện pháp canh tác:

+ Chăm sóc cho cây sinh trưởng tốt, tỉa cành, tạo tán, bón thúc cho lộc non ra tập trung để dễ dàng quản lý sâu bệnh, hạn chế tối đa sự phá hại của sâu. Thu dọn lá rụng trong vườn đốt bỏ cũng hạn chế nguồn sâu.

+ Thường xuyên theo dõi quan sát, để bảo vệ các đọt non vào các giai đoạn cao điểm phát triển của sâu. Trường hợp bị hại nặng thì có thể cắt bỏ các chồi lá bị sâu đem tập trung một chỗ để tiêu diệt.

- Biện pháp sinh học: Sử dụng một số thiên địch như:

 + Thiên địch ký sinh: Có nhiều loài ong trong các họ Chalcidoidea và Ichneumonidea ký sinh trên sâu non và nhộng, đôi khi tỉ lệ kí sinh có thể lên đến 70-80%.

+ Thiên địch bắt mồi: Nhân nuôi thiên địch kiến vàng Oecophylla smaragdina là biện pháp có hiệu quả phòng trị sâu vẽ bùa cao.
*** Biện pháp sử dụng chế phẩm sinh học BIO Plus để phòng trừ sâu vẽ bùa. Ngoài ra chế phẩm sinh học BIO Plus còn phòng trừ nhện đỏ, bọ trĩ, vẽ bùa, sâu tơ, sâu xanh,…. Sản phẩm hiệu quả an toàn, nguồn gốc tự nhiên, không độc hại sức khỏe con người, không ảnh hưởng đến môi trường.



Tỉ lệ phòng: Phòng định kỳ pha 1 chai 500ml với 200 lít nước phun 2 lần, lần 1 phun khi cây sắp nhú đọt non, lần 2 phun cách lần 1 khoảng 6-7 ngày.

Tỉ lệ trừ: Cắt tỉa loại bỏ phần bị bệnh sau đó pha 1 chai 500ml với 150 lít nước phun kép 2 lần cách nhau 3-4 ngày. Nếu đọt không ra đều thì định kì phun 7-10 ngày.

=> Phun chủ yếu ở MẶT DƯỚI lá và phun lên đọt cây. 

Các đợt lộc non bà con thúc ra tược đồng loạt bằng sản phẩm phân bón hữu cơ cao cấp HLC 16 để tược ra tập trung và lá nhanh già để sâu đỡ gây hại. Ngoài ra bà con nên phun kết hợp cùng chế phẩm Nano bạc đồng và Nano đồng oxyclorua để phòng trừ nấm khuẩn gây bệnh loét ghẻ trên cây có múi. 



- Biện pháp hoá học: Khi mật số sâu quá cao, có thể dùng các loại thuốc nội hấp để phun hay các hỗn hợp sử dụng thuốc BVTV hợp lý để bảo vệ nguồn thiên địch của sâu vẽ bùa trong tự nhiên, khi mật độ gây hại cao, sử dụng luân phiên một số thuốc gốc như: (Chlorantraniliprole + Abamectin), Imidacloprid (Confidor 100SL;  …), Cypermethrin (Viserin 4.5EC;….) Abamectin (Vibamec 1.8EC, 3.6EC;…), Polytrin, Selecron, dầu khoáng SK99, DC- Tron Plus, Confidor,... có thể phối hợp dầu khoáng với thuốc sâu để tăng hiệu quả phòng trừ để phòng trị.
 
Hoặc gửi liên hệ cho chúng tôi theo mẫu dưới đây:
Dấu * là phần không được để trống

►TIN NỔI BẬT

Call
Gọi ngay
Call
Zalo
Call
Messenger