Theo phương pháp truyền thống, sau mỗi vụ thu hoạch lúa, bà con nông dân thường đốt rơm, rạ ngay tại đồng, gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến sức khỏe của những người dân sống xung quanh. Để giải quyết vấn đề này, việc ứng dụng chế phẩm sinh học vào xử lý gốc rạ thành phân bón hữu cơ ngay tại chân ruộng, đã mang lại hiệu quả cực kỳ thiết thực.
Theo các chuyên gia nông nghiệp, rơm chứa hầu hết là chất hữu cơ, nếu vùi vào đất sẽ làm tăng độ phì nhiêu của đất. Tuy nhiên, do việc tăng vụ, gối vụ nên không đủ thời gian để rơm phân hủy, nhiều nông dân đã chọn cách đốt rơm rạ để lấy tro bón ruộng.
Việc đốt này sẽ tạo ra một lượng lớn các khí CO, CO2, NO2, SO2 và các hợp chất khác có hại cho sức khỏe con người, làm tăng lượng khí thải vào bầu khí quyển. Hơn nữa, khói rơm rạ thường có tính cay, làm chảy nước mắt, gây kích thích phản ứng ở họng, dễ ho, hắt hơi, thở khò khè, hoặc có cảm giác ngạt thở...
Đặc biệt, vào những ngày trời ẩm hoặc đứng gió, khói rơm khuếch tán chậm trong không khí còn gây tác hại dài ngày. Bên cạnh đó, khi bị đốt thành tro, các chất hữu cơ có trong rơm rạ do nhiệt độ cao sẽ biến thành chất vô cơ, làm cho đồng ruộng bị khô, chai cứng. Phần tro chỉ còn sót lại chút ít phốt pho, kali, canxi và silic..., không giúp ích mấy cho cây trồng.
Chính vì thế nên việc ứng dụng chế phẩm sinh học vào xử lý gốc rạ thành phân bón hữu cơ ngay tại chân ruộng chính là giải pháp cực kỳ thiết thực.
Chế phẩm xử lý gốc rạ là một hỗn hợp vi sinh bao gồm nhiều thành phần như chất hữu cơ, vi sinh vật hữu ích, làm phân hủy xác thực vật thành phân bón hữu cơ trong đất, tạo độ thông thoáng và làm đất tơi xốp giúp bộ rễ phát triển khỏe.
Cách dùng cực kỳ đơn giản: bà con sử dụng 500gram sản phẩm Men xử lý gốc rạ trộn đều với 2-4kg lân, rải đều ruộng trước hoặc sau khi cày hoặc lồng (500g sử dụng cho 2000m2) ngoài ra bà con có thể trộn chung với các loại phân bón vào các thời kỳ bón lót, bón thúc cho cây trồng.
Kết quả cho thấy, sau khi trộn đều chế phẩm vi sinh với cát rồi rắc xuống mặt ruộng đã gặt xong, khoảng 5 đến 7 ngày, toàn bộ gốc rạ trên mặt ruộng đã hoai mục thành phân bón hữu cơ. Với thành phần chủ yếu là các chủng nấm đối kháng và các vi sinh vật nên chế phẩm vi sinh giúp đất tươi xốp, tăng độ mùn cho đất, xử lý các nấm bệnh, chống ngộ độc hữu cơ sau khi gieo sạ, xử lý các triệu chứng vàng lá, nghẹn rễ, giúp cây lúa phát triển tốt, giảm lượng phân bón, tăng năng suất.
Việc sử dụng chế phẩm sinh học để xử lý rơm, rạ sau thu hoạch thành phân hữu cơ là giải pháp hữu hiệu vừa tiết kiệm chi phí, vừa góp phần bảo vệ môi trường, phát triển nền nông nghiệp bền vững. Giải pháp này được áp dụng rộng rãi với số lượng lớn rơm, rạ sau mỗi vụ thu hoạch lúa sẽ cung cấp nguồn phân hữu cơ lớn phục vụ sản xuất nông nghiệp.
Link sản phẩm bà con tham khảo tại đây: https://hlc.net.vn/men-vi-sinh/men-xu-ly-goc-ra-hlc-2364-33846-product.html.