Đất trồng là một trong những yếu tố vô cùng quan trọng trong việc quyết định đến sự sinh trưởng và phát triển của cây trồng. Một mảnh đất hay khu vườn màu mỡ, quyết định rất nhiều vào thành công của mùa vụ. Nhưng hiện nay tình trạng cây trồng còi cọc, phát triển chậm hay thậm chí đất bị bỏ hoang do bạc màu, thoái hóa diễn ra rất nhiều. Có rất nhiều nguyên nhân tác động dẫn đến đất bị suy thoái bạc màu. Cùng HLC tìm hiểu một số nguyên nhân chính gây ra tình trạng trên và một số biện pháp khắc phục nhé :
I. NGUYÊN NHÂN
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến đất trồng bị thoái hóa nhưng đa phần là các nguyên nhân sau:
1.Tác động của tự nhiên
Vận động địa chất của trái đất: Sóng thần, núi lở, sông suối thay đổi dòng chảy,..
Do thay đổi thời tiết: Mưa, nắng, gió, bão,..
Ví dụ khi nhiệt độ cao, khô hạn kéo dài có thể làm mất nước, gây ra hiện tượng khô hạn kéo dài, làm cho đất bạc màu, chai cứng, mất đi lượng lớn dinh dưỡng. Gió mạnh gây ra mài mòn bề mặt, mất đi tầng đất mặt màu mỡ. Đặc biệt là mưa lớn kéo dài gây xói mòn, nước mưa tạo dòng chảy mạnh, làm mất đi mảng đất gây ra hiện tượng di chuyển dinh dưỡng và bồi tụ vùng hạ lưu.
Do thay đổi thời tiết: Mưa, nắng, gió, bão,..
Ví dụ khi nhiệt độ cao, khô hạn kéo dài có thể làm mất nước, gây ra hiện tượng khô hạn kéo dài, làm cho đất bạc màu, chai cứng, mất đi lượng lớn dinh dưỡng. Gió mạnh gây ra mài mòn bề mặt, mất đi tầng đất mặt màu mỡ. Đặc biệt là mưa lớn kéo dài gây xói mòn, nước mưa tạo dòng chảy mạnh, làm mất đi mảng đất gây ra hiện tượng di chuyển dinh dưỡng và bồi tụ vùng hạ lưu.
2.Ảnh hưởng của con người
- Canh tác quá mức: Việc canh tác lâu dài một loại cây trồng trong đất dẫn đến đất bị mất dần chất dinh dưỡng, sâu bệnh dần thích nghi với môi trường sống, phá hoại cây trồng.
- Lạm dụng hóa chất phân bón: Đây là nguyên nhân gây thoái hóa đất phổ biến nhất ở vùng Tây Nguyên. Khi bón các loại phân chuồng, phân hữu cơ phải mất một thời gian thì mới có tác dụng, trong khi sử dụng phân hóa học vừa nhanh lại vừa rẻ, đa phần vì muốn cây nhanh phát triển và cho năng suất cao, mà người trồng không ngần ngại việc sử dụng lượng lớn phân hóa học bón cho cây. Việc sử dụng quá nhiều phân bón hóa học, lúc này đất bị tồn dư chất hóa học cây trồng chưa hấp thu kịp, lượng chất dư thừa làm cho đất bị acid hóa, dẫn đến tình trạng đất bị chua, đất trồng bị ngộ độc dẫn đến tình trạng cây trồng phát triển còi cọc, năng suất kém.
- Suy thoái đất do ô nhiễm vi sinh vật: Các loại cây trồng độc canh với nhiều hóa chất làm thay đổi quần thể vi sinh vật trong đất. Nhiều vi sinh vật có ích bị tiêu diệt. Hình thành quần thể gây hại cho nhiều loại đất và cây trồng.
Khi sử dụng thuốc BVTV thời gian dài sẽ làm các VSV bị tiêu diệt, từ đó nấm bệnh phát triển mạnh gây bệnh cho cây trồng chính.
- Bón vôi bừa bãi: Về mặt dinh dưỡng vôi giúp cung cấp Canxi cho cây, cải tạo đất hiệu quả, nâng pH một cách nhanh chóng, cây được cung cấp thức ăn nhanh hơn. Nhưng chất hữu cơ trong đất do vậy cũng kiệt quệ nhanh chóng. Nếu không kịp thời bồi dưỡng chất hữu cơ tính chất vật lý lại xấu đi nhanh chóng. Điển hình như câu nói: “Vôi làm giàu đời cha, nghèo đời con” hoặc “Vôi không phân làm bần nhà nông”. Vì vậy bón vôi cho đất cần phải chọn lựa kỹ,
-Thiếu những biện pháp canh tác bền vững: Phải có biện pháp che phủ phù hợp ở những vùng đất dốc và mương thoát nước thích hợp ở những vùng hay ngập úng. Hạn chế xói mòn rửa trôi hay ngập úng do tác động của thời tiết.
- Lạm dụng hóa chất phân bón: Đây là nguyên nhân gây thoái hóa đất phổ biến nhất ở vùng Tây Nguyên. Khi bón các loại phân chuồng, phân hữu cơ phải mất một thời gian thì mới có tác dụng, trong khi sử dụng phân hóa học vừa nhanh lại vừa rẻ, đa phần vì muốn cây nhanh phát triển và cho năng suất cao, mà người trồng không ngần ngại việc sử dụng lượng lớn phân hóa học bón cho cây. Việc sử dụng quá nhiều phân bón hóa học, lúc này đất bị tồn dư chất hóa học cây trồng chưa hấp thu kịp, lượng chất dư thừa làm cho đất bị acid hóa, dẫn đến tình trạng đất bị chua, đất trồng bị ngộ độc dẫn đến tình trạng cây trồng phát triển còi cọc, năng suất kém.
- Suy thoái đất do ô nhiễm vi sinh vật: Các loại cây trồng độc canh với nhiều hóa chất làm thay đổi quần thể vi sinh vật trong đất. Nhiều vi sinh vật có ích bị tiêu diệt. Hình thành quần thể gây hại cho nhiều loại đất và cây trồng.
Khi sử dụng thuốc BVTV thời gian dài sẽ làm các VSV bị tiêu diệt, từ đó nấm bệnh phát triển mạnh gây bệnh cho cây trồng chính.
- Bón vôi bừa bãi: Về mặt dinh dưỡng vôi giúp cung cấp Canxi cho cây, cải tạo đất hiệu quả, nâng pH một cách nhanh chóng, cây được cung cấp thức ăn nhanh hơn. Nhưng chất hữu cơ trong đất do vậy cũng kiệt quệ nhanh chóng. Nếu không kịp thời bồi dưỡng chất hữu cơ tính chất vật lý lại xấu đi nhanh chóng. Điển hình như câu nói: “Vôi làm giàu đời cha, nghèo đời con” hoặc “Vôi không phân làm bần nhà nông”. Vì vậy bón vôi cho đất cần phải chọn lựa kỹ,
-Thiếu những biện pháp canh tác bền vững: Phải có biện pháp che phủ phù hợp ở những vùng đất dốc và mương thoát nước thích hợp ở những vùng hay ngập úng. Hạn chế xói mòn rửa trôi hay ngập úng do tác động của thời tiết.
II.BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC
Để giảm thiểu những hậu quả liên quan đến thoái hóa đất cần áp dụng một số biện pháp như sau
1.Ưu tiên sử dụng phân bón hữu cơ
Có thể nói, phân bón hóa học có đóng góp rất lớn trong việc nâng cao sản lượng, đáp ứng nhu cầu lương thực hơn thế kỷ qua. Tuy nhiên, bên cạnh làm tăng chi phí đầu vào thì sử dụng phân hóa học làm tăng rửa trôi các chất dinh dưỡng và phát thải khí nhà kính. Do đó, việc chuyển dịch từ nền nông nghiệp dựa vào phân bón hóa học sang nền nông nghiệp theo hướng hữu cơ là xu hướng tất yếu để bảo vệ môi trường và đa dạng sinh học.
Bổ sung cho đất nguồn phân hữu cơ và các vật chất hữu cơ. Các loại phân hữu cơ giúp cải tạo đất cực tốt như phân chuồng (phân bò, trâu), phân ủ từ rác nhà bếp,…Các loại vật chất hữu cơ nên bổ sung như phân xanh (dã quỳ, cỏ lào, bèo hoa dâu, lục bình,…), xác bã thực vật (rơm rạ, cỏ khô, lá khô, vỏ hạt, thân ngô đậu,..).
Các nguồn hữu cơ này sẽ giúp đất tơi xốp, mềm mịn, phì nhiêu, giữ ẩm tốt. Cải thiện nền đất khô cứng, bạc màu, tạo cấu trúc đất thông thoáng.
Bổ sung cho đất nguồn phân hữu cơ và các vật chất hữu cơ. Các loại phân hữu cơ giúp cải tạo đất cực tốt như phân chuồng (phân bò, trâu), phân ủ từ rác nhà bếp,…Các loại vật chất hữu cơ nên bổ sung như phân xanh (dã quỳ, cỏ lào, bèo hoa dâu, lục bình,…), xác bã thực vật (rơm rạ, cỏ khô, lá khô, vỏ hạt, thân ngô đậu,..).
Các nguồn hữu cơ này sẽ giúp đất tơi xốp, mềm mịn, phì nhiêu, giữ ẩm tốt. Cải thiện nền đất khô cứng, bạc màu, tạo cấu trúc đất thông thoáng.
2. Bổ sung hệ vi sinh có lợi cho đất
Hệ vi sinh vật có vai trò quan trọng trong cải thiện cấu trúc đất, chuyển hóa dinh dưỡng trong phân bón cung cấp cho cây trồng, phân giải các chất hữu cơ trong đất, chuyển hóa các chất khó tan thành chất dễ tan giúp cây trồng hấp thụ dễ dàng, giải phóng các chất khoáng bị giữ chặt trong đất thành dạng dễ tiêu cho cây hấp thụ. Bên cạnh đó còn cung cấp chất dinh dưỡng cho cây, tiết ra các vitamin và chất sinh trưởng có lợi đối với cây trồng; Cố định Nitơ tự nhiên để tạo ra đạm sinh học cung cấp cho cây trồng,…
Tuy nhiên do nhiều tác động không tốt ảnh hưởng đến mật độ vi sinh có lợi cho đất, giảm dần theo thời gian. Việc bổ sung các chủng vi sinh có lợi cho đất là rất cần thiết mỗi chủng vi sinh vật có chức năng khác nhau trong quá trình cải thiện cấu trúc đất và chuyển hóa dinh dưỡng cho cây trồng. Anh chị nhà vườn có thể tham khảo một số dòng sản phẩm HLC bổ sung các chủng vi sinh có lợi hỗ trợ cải tạo đất và phòng nấm rễ, ức chế tuyến trùng rễ gây hại cho cây trồng như Trichoderma Bacillus, Em HLC, Lacto Enzyme.
Bộ 3 chế phẩm vi sinh Trichoderma Bacillus, Em HLC, Lacto Enzyme cung cấp vi sinh cải tạo đất trồng
Tuy nhiên do nhiều tác động không tốt ảnh hưởng đến mật độ vi sinh có lợi cho đất, giảm dần theo thời gian. Việc bổ sung các chủng vi sinh có lợi cho đất là rất cần thiết mỗi chủng vi sinh vật có chức năng khác nhau trong quá trình cải thiện cấu trúc đất và chuyển hóa dinh dưỡng cho cây trồng. Anh chị nhà vườn có thể tham khảo một số dòng sản phẩm HLC bổ sung các chủng vi sinh có lợi hỗ trợ cải tạo đất và phòng nấm rễ, ức chế tuyến trùng rễ gây hại cho cây trồng như Trichoderma Bacillus, Em HLC, Lacto Enzyme.
Bộ 3 chế phẩm vi sinh Trichoderma Bacillus, Em HLC, Lacto Enzyme cung cấp vi sinh cải tạo đất trồng
3. Canh tác hợp lý
Áp dụng các hình thức canh tác hợp lý như luân canh, xen canh, trồng đa dạng các loại cây trồng với nhau để cải thiện môi trường đất tránh làm cho đất bị thoái hóa sau thời gian canh tác độc canh quá dài.
--------------
Mọi thắc mắc, bà con hãy để lại bình luận ở dưới bài viết hoặc liên hệ ngay HLC để được tư vấn:
Công ty CP HLC HÀ NỘI
Hotline: 0399 156 166 - 0707 888 666
CN Miền Bắc: 268 Vũ Hữu, Thanh Xuân, Hà Nội.
CN Miền Nam: Phường Thạnh Lộc, Quận 12, TP Hồ Chí Minh
Fanpage: Chế phẩm sinh học HLC
--------------
Mọi thắc mắc, bà con hãy để lại bình luận ở dưới bài viết hoặc liên hệ ngay HLC để được tư vấn:
Công ty CP HLC HÀ NỘI
Hotline: 0399 156 166 - 0707 888 666
CN Miền Bắc: 268 Vũ Hữu, Thanh Xuân, Hà Nội.
CN Miền Nam: Phường Thạnh Lộc, Quận 12, TP Hồ Chí Minh
Fanpage: Chế phẩm sinh học HLC