ĐẶC TRỊ BỆNH NẤM HỒNG GÂY HẠI TRÊN NHIỀU ĐỐI TƯỢNG CÂY TRỒNG

Bệnh nấm hồng (còn gọi là mốc hồng) là một bệnh phổ biến trên cây thân gỗ ở các vùng nhiệt đới ẩm trên thế giới. Bệnh rất phổ biến trên cây ăn quả đặc biệt trên khu vực rìa phía Nam của Tây Nguyên. Những vùng có lượng mưa cao trên 250 mm/tháng, có thời tiết nóng ẩm dài ngày trong mùa mưa, là điều kiện thuận lợi cho bệnh phát triển. Các cây ăn quả thân gỗ như cây xoài, sầu riêng, cây mít, nhãn, chôm chôm, mãng cầu ta, mãng cầu xiêm, cây có múi, cây bơ, cây măng cụt, cam, bưởi,… là những cây bị gây hại phổ biến. Bệnh nấm hồng còn là dịch hại nguy hiểm trên một số cây công nghiệp như cây cao su, cà phê, cây tiêu, cây điều, cây ca cao…

Với sự lây lan bệnh nhanh và gây thiệt hại lớn, bệnh nấm hồng là một trong những bệnh hại được đưa vào danh sách cần được phòng trừ và điệu trị nhanh chóng để không gây ảnh hưởng nặng nề đến cả vườn cây. Để nhận biết được bệnh nấm hồng và thực hiện các biện pháp phòng trừ hiệu quả, chúng ta cùng tìm hiểu tất cả các nguyên nhân phát sinh ra bệnh nấm hồng thông qua bài viết này nhé.

Triệu chứng và tác hại của bệnh nấm hồng.
 

Bệnh nấm hồng do nấm Coricium salmonicolor gây ra.
 

Bệnh nấm hồng xuất hiện chủ yếu ở trên cành, nhưng nơi phân giáp với thân hoặc cành mọc ngang (đây là những cành mang trái). Ban đầu bệnh chỉ xuất hiện một số đốm màu hồng nhạt, nhẵn. Sau đó dần đần vết bệnh phát triển mạnh hơn, các vết bệnh dày lên và có màu hồng đậm. Trên bề mặt của vết bệnh sẽ có những bào tử nấm màu hồng nhạt mịn. Khi vết bệnh nặng sẽ có màu trắng xám và lan nhanh lên hết cành.
 

Nếu trong thời tiết thuận lợi, bệnh nấm hồng sẽ phát triển rất nhanh, chúng sẽ chạy dọc theo cành và dần dần bao bọc hết tất cả cành trên cây. Các nấm ký sinh sẽ xâm nhập vào lớp vỏ cây và phá hoại mạch dần khiến cây không thể hút nước và dinh dưỡng lên phía trên làm toàn bộ lá không thể quang hợp, nhanh chóng bị úa vàng và rụng lá. Cành quả bị xâm hại, chết khô dẫn tới trái bị rụng non. Cây sinh trưởng kém và ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất cây trồng.
 

Đối với cây đang trong giai đoạn kinh doanh, mức độ ảnh hưởng của bệnh nấm hồng phụ thuộc vào khả năng kháng bệnh của từng cây. Nếu cây bị nặng có thể chết ½ tán cây ở trên.


Ảnh : Triệu chứng nấm hồng trên cây cà phê.

Điều kiện phát sinh của bệnh nấm hồng.

Bệnh nấm hồng phát sinh do điều kiện nhiệt độ và độ ẩm cao, có nhiều ánh sáng. 

Tại Tây Nguyên thì bệnh nấm hồng thường phát sinh vào tháng 6. 7 và phát triển mạnh vào tháng 8, tháng 9. Đặc biệt là trong giai đoạn thời tiết nóng ẩm của mùa mưa sẽ tạo điều kiện cho bệnh phát triển mạnh.
 

Biện pháp phòng và trị bệnh nấm hồng:
 

 - Tạo vườn cây thông thoáng, có gió lưu chuyển không khí và ánh nắng mặt trời xuyên qua bên trong tán sẽ giúp hạn chế được bệnh. Nên trồng cây ở mật độ vừa phải; tránh trồng xen dày đặt, tỉa bớt tán cây chắn gió trong mùa mưa, thoát nước tốt cho vườn cây sau mưa là những biện pháp có lợi cho việc hạn chế bệnh. Nên tiến hành tỉa cánh tạo tán cho tán cây, tạo một khoảng trống hình ống trên đĩnh tán đi vào bên trong cành chính và thân nơi phân nhánh. Đây là kỹ thuật tạo tán hiện đại đã được áp dụng nhiều trên các cây nhãn, cây bơ, chôm chôm, cây xoài… Cách tạo tán này giúp tán cây thông thoáng, nhận nhiều ánh sáng mặt trời giúp tăng năng suất và giảm bệnh.

-  Ngăn ngừa lây lan là cần thiết. Việc phòng trừ cần được tiến hành trên diện rộng hiệu quả mới cao. Những vườn chớm bệnh cần tập trung theo dõi và phòng trị kịp thời để hạn chế lây lan. Tránh mang cây của cây bị bệnh hay từ vườn bị bệnh vào vườn khác (hay sử dụng cành nhánh làm trụ cho cây tiêu, để chống đỡ cây trong vườn hay vất trong vườn làm củi đun…)

- Thường xuyên theo dõi để phát hiện bệnh sớm, phòng trừ bệnh kịp thời để giảm thiệt hại, nâng cao hiệu quả và giảm chi phí phòng trừ. Vườn cây và các khu vực có lịch sử nhiễm bệnh cần được chú ý theo dõi. Những tháng có mưa nhiều và tập trung (tháng 6 – 7 và tháng 9 – 10) cần tập trung theo dõi để phát hiện bệnh. Ở Nam bộ, mưa cũng thường tập trung và kéo dài khi có các áp thấp nhiệt đới và bão là điều kiện thuận lợi cho bệnh phát triển và ngăn cản việc phòng trừ bằng thuốc hóa học.

Bố trí hệ thống thoát nước hợp lí để giảm độ ẩm trong mùa mưa tránh tạo điều kiện cho bệnh phát sinh.

- Cắt bỏ những cành đã bị bệnh và đưa ra khỏi vườn cây tiêu hủy, tránh bệnh lây lan. S
ử dụng ngay sản phẩm Nano đồng rửa vườn HLC pha với tỷ lệ 500ml với 200 lít nước phun ướt thân lá cành bằng vòi phun áp lực cao. 



Bôi thuốc: 
sau khi cạo bỏ mô bệnh hay cắt tỉa cành bệnh, cần bôi đặc dung dịch thuốc vào các vết thương. Việc quét thuốc có thể tiến hành để phòng bệnh trên các đoạn phân nhánh, nơi dễ bị bệnh…

Duy trì lớp thuốc bảo vệ cho đến khi vết thương lành sẹo hoặc điều kiện thuận lợi cho bệnh đi qua.

Nguồn: 
http://www.sieuthinhanong.com.vn/.
 

Hoặc gửi liên hệ cho chúng tôi theo mẫu dưới đây:
Dấu * là phần không được để trống

►TIN NỔI BẬT

Call
Gọi ngay
Call
Zalo
Call
Messenger