DA LU, DA CÁM TRÊN CÂY CÓ MÚI VÀ CÁCH PHÒNG TRỊ HIỆU QUẢ NHẤT

Da cám, da lu là một bệnh thường xuất hiện trên vỏ trái của nhóm cây có múi.  Bệnh làm cho vỏ trái bị sần sùi, đổi mầu hoặc biến dạng, làm trái xấu xí, mất giá trị thương phẩm, khó bán và thường phải bán với giá thấp, gây thiệt hại cho nhà vườn. Trước đây bệnh xuất hiện không nhiều, nhưng vài năm gần đây do một số tác nhân gây ra bệnh có chiều hướng gia tăng nên cũng đã kéo theo tình hình bệnh cũng ngày một gia tăng.



Nguyên nhân:

Do ba nhóm tác nhân chính sau đây gây ra, đó là nhóm nhện, nhóm bù lạch và nhóm nấm, vi khuẩn:


- Nhóm nhện (Spider mites, Acarina): đây là nhóm gây hại quan trọng nhất, chủ yếu gây hại là 3 loài nhện sau: 

+ Nhện đỏ (Panonychus citri) : Đ
ây là lòai phổ biến nhất và cũng là lòai gây ra tác hại nhiều nhất so với những tác nhân khác. Cơ thể của nhện đỏ có hình bầu dục, trông như con mạt gà, dài khoảng 0,3-0,4mm. Nhện trưởng thành có 8 chân, màu nâu đỏ, không có cánh, bò nhanh. Cả nhện trưởng thành và ấu trùng chủ yếu sống tập trung ở mặt dưới phiến lá của những búp lá non cho đến khi lá trở thành bánh tẻ, trên bề mặt nụ hoa, cuống đài hoa và trên vỏ trái non... Triệu chứng điển hình là sự chích hút của nhện vào các bộ phận non của cây (lá, chồi, vỏ trái non) tạo nên các vết châm màu trắng bạc xung quanh (với lá) hoặc các vết thâm đen, nổi xù xì do tinh dầu trên vỏ quả non bị vỡ túi tinh dầu và bị ô xy hóa. Ở mật độ cao, bị chích hút nhiều, toàn bộ lá sẽ chuyển sang màu trắng bạc do lá bị mất hết diệp lục, lá nhỏ, rụng sớm, cây còi cọc, kém phát triển; quả non không lớn được, méo mó, tạo thành các vết sần sùi màu nâu xám và thô nhám như có phủ một lớp cám bên ngoài (nhiều nơi gọi là bệnh da cám) và dễ bị rụng sớm. Nhện đỏ thường gây hại nhiều nhất là thời kỳ mùa khô, những nơi thường bị hạn, ít được tưới.

+ Nhện vàng (Phyllocptruta oleivora): Loài này có kích thước nhỏ hơn 2 loài nhện đỏ và nhện trắng nên mắt thường khó nhìn thấy. Nhện rám vàng thường chỉ tập trung tấn công trên các quả non họ cam quýt , đặc biệt là loài bưởi đơn như bưởi da xanh, bưởi long, bưởi Năm Roi, bưởi Phúc Trạch, bưởi Đoan Hùng... Triệu chứng điển hình trên vỏ quả bưởi bị hại là chúng tạo thành các vệt hoặc toàn bộ vỏ quả có màu trắng, quả bị dị dạng, khô nước không ăn được. Nếu bị gây hại nặng quả non sẽ bị rụng sớm. Cũng như nhện trắng, nhện rám vàng thường tấn công ở các vườn cam, bưởi già, kém được chăm sóc. Chúng cũng tập trung ăn phá như nhện đỏ, nhưng gây ra hiện tượng “da lu” trên vỏ trái.

+ Nhện trắng (Polyphagotarsanemus latus): 
Gây hại chủ yếu trên quả làm cho quả không lớn được, mã quả xấu, làm giảm giá trị thương phẩm. Trên các quả non có đường kính dưới 1 cm nhện trắng gây hại để lại các vết rám màu đen hoặc màu đồng nâu bóng không bình thường (nhiều nơi gọi là hiện tượng da lu). Trên những vườn cam, bưởi già tỉ lệ quả bị rám cao hơn so với các vườn mới bước vào thu hoạch. Trong một cây, mật độ nhện trắng trong tán luôn cao hơn ngoài tán; mật độ nhện trắng ở tán cây phía Bắc và phía Nam thường cao hơn ở phía Đông và phía Tây. Nhìn chung, nhện trắng ưa ánh sáng tán xạ hơn ánh sáng trực xạ.



- Nhóm Bù Lạch hay B
ọ trĩ: là côn trùng cũng gây ra hiện tượng da cám trên trái. Bọ trĩ trưởng thành rất nhỏ, dài khoảng 0,8-1mm, cánh màu vàng cam, hai bên rìa cánh có nhiều lông nhỏ dài. Bọ trỉ non mới nở có cơ thể trong suốt, rất nhỏ, chân dài, bụng nhọn, không cánh. Sang tuổi 2, ấu trùng có kích thước tương tự thành trùng. Trưởng thành đẻ trứng trong mô lá non, cành non hoặc trái non. Cả thành trùng và ấu trùng đều gây hại trên lá non, trái non. Chúng tập trung mặt dưới lá non, chích hút làm lá biến màu và cong queo. Trên trái non, bọ trỉ chích vào tế bào biểu bì làm vỏ trái bị da cám giống như triệu chứng nhện gây ra nhưng không bao phủ trên vỏ trái từng mãng lớn giống như nhện gây hại mà vết bị hại là một vòng tròn tập trung chung quanh lá đài hoặc những mãng nhỏ da cám chằng chịt trên trái vì chúng gây hại chủ yếu ở phía dưới lá đài lúc trái còn nhỏ nên khi trái phát triển lớn lên, vết sẹo mới lộ rõ. Bọ trỉ gây hại phổ biến giai đoạn trái rất nhỏ (vừa rụng cánh hoa đến khi trái khoảng bằng trái chanh) nhưng nếu mật độ cao, bọ trỉ gây hại cả trên những trái lớn, làm giảm giá trị thương phẩm. Sau khi hoàn thành giai đoạn tuổi 2, một số ấu trùng bọ trỉ sẽ rơi xuống đất để hóa nhộng, một số khác hóa nhộng trong khe nứt của cây hoặc trong các lá cuốn lại.



- Nhóm vi khuẩn và nấm: Chủ yếu là vi khuẩn Xanthomonas campestric pv. citri, ban đầu chúng gây ra những vết bệnh chỉ là những chấn nâu nhỏ, sau đó mọc nhô cao lên, sần sùi và kết dính lại, làm vỏ trái bị nứt, mất vẻ đẹp. Còn nấm Elsinoe fawcetti thì gây ra ghẻ nham trên vỏ trái.

Biện pháp phòng trị:

Cần chú ý theo dõi vườn cây để có những biện pháp phòng trị tổng hợp như:

+ Trồng đúng mật độ, không nên trồng dày làm vườn cây thiếu ánh sáng tạo điều kiện cho các loài nhện, bù lạch, nấm khuẩn sinh sôi nẩy nở và gây hại.

+ Thường xuyên làm sạch cỏ, phát quang bờ lô, cắt tỉa, tạo tán thông thoáng, bón phân đầy đủ và cân đối NPK và phun thêm các chất trung, vi lượng nhằm giúp bộ lá phát triển tốt, cây khỏe mạnh thì hạn chế được sự gây hại của nhện.

+  Không để vườn quá khô hạn, cần tạo độ ẩm và khí hậu mát cho vườn cây bằng cách tưới phun lên cây. Biện pháp này rất có hiệu quả trong việc hạn chế sự phát triển của nhện và bọ trĩ ngay cả khi nhện hay bọ trĩ đang phát triển nếu tưới phun nước cũng hạn chế khá tốt.

+ Trong trường hợp phát hiện thấy nhện hay bọ trĩ mật độ thấp không nên phun thuốc theo định kỳ vừa gây nhờn thuốc, vừa diệt hết các thiên địch có ích. Bà con có thể áp dụng các sản phẩm trừ sâu sinh học của công ty CP HLC Hà Nội như: thảo mộc trừ sâu, BIO PLUS trừ sâu sinh học vừa có hiệu lực trừ nhện, sâu bệnh cao, không độc đối với ký sinh và thiên địch, an toàn với người. Thời điểm lúc cây đang ra lộc non, quả vừa đậu và đang lớn thì hiệu quả diệt nhện mới cao. 

  

+ Bà con cụng định kỳ sử dụng chế phẩm sinh học nano bạc đồng và nano đồng oxyclorua để phòng và đặc trị nấm khuẩn gây hại cây trồng và bảo vệ trái bóng đẹp.



+ Chỉ nên phun thuốc hóa học khi mật độ đang tăng cao, có khả năng gây hại lớn và khả năng phát dịch 

Lưu ý: Khi phun thì nên phun kỹ cả 2 mặt tán lá, đặc biệt là phía dưới, phía trong tán và trên mặt quả non.  

Nguồn tham khảo: 
http://khoahocchonhanong.com.vn/


 
Hoặc gửi liên hệ cho chúng tôi theo mẫu dưới đây:
Dấu * là phần không được để trống

►TIN NỔI BẬT

Call
Gọi ngay
Call
Zalo
Call
Messenger