CHIA SẺ KINH NGHIỆM VÀ KỸ THUẬT LÀM BÔNG CHO CÂY HỒ TIÊU


1. Hãm nước để cây phân hoá mầm hoa.

Cây hồ tiêu có một đặc điểm là mỗi mắt tay của nó đều có thể cho bông
Sau thu hoạch bà con nên rửa vườn bằng sản phẩm Nano đồng HLC để tiêu diệt mầm bệnh, rong rêu, tảo đỏ trên cây.
Cắt tỉa các cành sâu bệnh già yếu, thu gom và tiêu huỷ.
Đối với tiêu suy thì sau hãm nước khoảng 30 ngày và bắt tưới nước và đi phân trở lại thì cây sẽ ra bông.
Đối với tiêu sung thì thời gian xiết nước sẽ giai hơn từ 30 - 45 ngày. Nếu không đảm bảo đủ thời gian thì cây ra lá, ít ra bông.
Sau khi xiết nước đủ thời gian thì tiến hành tưới đẫm nước trong 2 tuần, tưới trong gốc và cả bên ngoài tán, Đồng thời kết hợp với phun phân bón lá để kích bông và bón phân gốc.
Lưu ý: khi hãm nước chưa đủ thời gian mà gặp mưa thì ta có thể khác phục bằng cách phun thuốc kích tạo mầm, hoặc có thể thay thế bằng thuốc gốc đồng, lúc này lá cây sẽ rụng đi khoảng 15-30 %. Sau khoảng 1-2 tuần ta xịt lại phân bón lá kích thích ra hoa và lá non tập trung y như là đã hãm nước. Sâu đó tiến hành bón phân và phun thuốc như bình thường.

2. Bón phân trong quá trình làm bông.

Nếu giai đoạn này không bổ sung phân bón đủ thì cây sẽ tiếp tục ra lá. Giai đoạn này cây cần đầy đủ đa trung vi lượng và hữu cơ.
Nông dân có thói quen để tiết kiệm thời gian nên chỉ bón 1 -2 lần phân do đó sẽ làm lãng phí lượng phân bón do cây không hấp thu được.
Nên chia phân ra làm nhiều lần bón để cây hấp thu tốt hơn.
Sau khi tưới ướt dẫm như mưa cho cây hồi phục sức khỏe. Bên trên tán lá, xịt phân bón lá thì bên dưới 1 tuần sau đó tôi sẽ dùng phân hữu cơ (dạng phân nước đổ gốc) cho cây hồi phục rễ có kết hợp thuốc trị tuyến trùng, rệp sáp.
Tuần tiếp theo xịt phân bón lá có kết hợp thuốc ngăn ngừa rầy nâu, bọ trĩ, bọ cánh cứng cắn chích hút hoa và lá non. Các chế phẩm sinh học rất hiệu quả.
Tuần tiếp theo nữa, khi cây đã nhú mắt cua và lá non tôi dùng phân hữu cơ sinh học NPK+TE chuyên dùng cho hồ tiêu. Lần này là lần làm bông chính, cây cần rất nhiều dinh dưỡng bao gồm các yếu tố đa, trung, vi lượng. Nhớ bón ngoài tán lá cây tránh không được phạm rễ. Nên bón vào sáng sớm hoặc chiều mát thì hiệu quả hấp thu sẽ cao hơn. Chỉ cần dùng tay rải đều một lớp mỏng vừa phải bên ngoài tán lá, cây to tán to thì bón nhiều, cây nhỏ tán nhỏ bón ít. Thường thì bón cách gốc từ 40-60cm tùy cây.
Cuối cùng sau đó 2 tuần bạn bỏ phân chuồng, phân hữu cơ hoai mục có ủ chung với nấm Trichoderma, bổ sung lượng xác bã hữu cơ cho cây trồng chống suy cây.

Trọn bộ sản phẩm làm bông nhà vườn có thể tham khảo 
*
Một số lưu ý nhỏ trong quá trình chăm sóc cây tiêu:
Khi bông đang nở, tuyệt đối không được xịt phân bón lá. Như vậy sẽ làm cho bông trổ bị thưa, bồ cào.
Trong môi trường độ ẩm không khí cao thì tỷ lệ đậu quả sẽ cao hơn.
Phun phân bón lá ở các thời kỳ: đạm cao ở giai đoạn nuôi hoa và lá non, khi vào hạt thì giảm đạm và tăng P, K và TE.
Khi chuẩn bị thu hoạch, nên bón phân Amino đổ gốc để to hạt chắc trái chống suy cây.
Trong quá trình chăm sóc, bà con hãy quan sát lá tiêu. Cây nhiễm bệnh gì, hay cần nhu cầu dinh dưỡng gì thì đều biểu hiện qua lá. Thiếu phân thì lá sẽ nhỏ lại. Thiếu vi lượng thì lá non nhỏ lại có màu trắng. Hay những biểu hiện bệnh thán thư, địa y, chết nhanh, chết chậm… thì lá cây sẽ biểu hiện đầu tiên.
Nguồn: tham khảo giongcaytrongeakmat 
 ---------------------------------
Mọi thắc mắc, bà con hãy để lại bình luận ở dưới bài viết hoặc liên hệ ngay HLC để được tư vấn:
Công ty CP HLC HÀ NỘI
Hotline:0399 156 166 - 0707 888 666
CN Miền Bắc: 268 Vũ Hữu, Thanh Xuân, Hà Nội.
CN Miền Nam: Số 32, Đường HT26, phường Hiệp Thành, Quận 12, TP Hồ Chí Minh
Fanpage: Chế phẩm sinh học HLC 
Hoặc gửi liên hệ cho chúng tôi theo mẫu dưới đây:
Dấu * là phần không được để trống

►TIN NỔI BẬT

Call
Gọi ngay
Call
Zalo
Call
Messenger