HƯỚNG DẪN NHÀ VƯỜN CÁCH PHÒNG VÀ TRỊ BỆNH THỐI ĐEN TRÁI TRÊN CÂY MÍT

Tác nhân gây bệnh:

Bệnh do nấm Rhizopus nigricans gây ra. Bệnh gây hại trên hoa và trái non, làm trái thối đen và rụng. Vết bệnh khởi đầu là đốm màu nâu đen, sau bệnh lan dần cả trái, làm cả trái bị thối đen.



 

Trên vết bệnh sản sinh các sợi nấm và túi bào tử màu đen mọc tua tủa. Bệnh có thể xuất hiện bất cứ vị trí nào của trái. Bệnh lây lan nhanh từ trái này sang trái khác. Bệnh chỉ gây hại giai đọan trái non.





 

Triệu chứng bệnh:


     
 

Điều kiện phát sinh:

Bệnh phát triển nhiều trong điều kiện thời tiết nóng và mưa nhiều, vườn cây rậm rạp, đất ẩm thấp đọng nước.

Sợi nấm sẽ sản sinh rất nhiều bào tử và lây lan rất nhanh trong điều kiện có gió, mưa.

Biện pháp phòng trừ:

+ Vệ sinh vườn cây,  thu gom những trái bệnh đem tiêu hủy. Chú ý loại bỏ những hoa mít đực đã khô.

+ Tỉa cành thông thoáng hơn.
 Chọn vùng đất đủ nước tưới ẩm, thoát nước tốt, vườn luôn thoáng đãng.
+ Trồng mít thưa, định kỳ (nhất là đầu mùa mưa) tỉa bỏ những cành nhỏ, cành tăm, mọc bên trong tán lá.

+ Chọn giống ít nhiễm sâu, bệnh.

+ Bao trái lúc còn nhỏ.

+ Phát hiện bệnh mới chớm hoặc phun phòng bệnh bằng chế phẩm nano bạc đồng và nano đồng oxyclorua:



+ Với điều kiện bệnh phát sinh mạnh bà con có thể sử dụng thuốc có hoạt chất Hexaconazole + Chlorothalonil, hoặc Tricyclazole + Difenoconazole + Hexaconazole, .... 


Nguồn: https://vietnamnongnghiepsach.com.vn/
 
Hoặc gửi liên hệ cho chúng tôi theo mẫu dưới đây:
Dấu * là phần không được để trống

►TIN NỔI BẬT

Call
Gọi ngay
Call
Zalo
Call
Messenger