DẤU HIỆU NHẬN BIẾT VÀ CÁCH PHÒNG TRỪ BỆNH THỐI RỄ TRÊN CÂY BƠ HIỆU QUẢ

Cũng giống như bệnh loét và thối thân ở cây bơ, bệnh thối rễ có ảnh hưởng trực tiếp đến mạch dẫn chất dinh dưỡng và nước cho cây khiến cây bơ không được cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng dẫn đến suy giảm khả năng sinh trưởng và phát triển vì vậy bà con nông dân trồng bơ cần lưu ý về căn bệnh thối rễ trên cây bơ.


 

Với bài viết dưới đây của chúng tôi bà con sẽ nắm bắt kịp thời một số thông tin về dấu hiệu, nguyên nhân và biện pháp phòng trừ hiệu quả bệnh thối rễ trên cây bơ. Mời bà con nông dân cùng theo dõi cụ thể bài viết như sau:

Dấu hiệu nhận biết bệnh thối rễ ở cây bơ

– Khi cây bắt đầu nhiễm bệnh, những cành nhỏ ở phía trên ngọn sẽ bắt đầu héo dần, các tán lá thưa thớt, cây không phát triển thêm cành mới.

– Lá nhỏ sẽ chuyển màu dần từ màu xanh đậm sang xanh hoặc vàng nhạt, một thời gian sau lá sẽ héo rũ và có màu úa máu.

– Rễ cây bị bệnh sẽ chuyển sang màu đen, khô giòn và dễ gãy; cây không phát triển thêm rễ tơ.

– Cây vẫn sẽ đậu quả bình thường nhưng quả có kích thước, năng suất và chất lượng thấp.

– Sau một thời gian, tùy vào sự phát triển của bệnh mà cây có thể xảy ra hai hiện tượng một là cây sẽ chết nhanh, hai là cây sẽ chết chậm.

Nguyên nhân và tác hại của bệnh thối rễ ở cây bơ

>>> Bệnh thối rễ ở cây bơ do nấm bệnh Phytophthora Cinnamoni gây ra.

– Đây là một loại bệnh hại nguy hiểm đối với cây bơ bởi khả năng lây lan nhanh trên diện rộng đặc biệt là đối với những khu vực trồng có môi trường ẩm thấp và điều kiện thoát nước kém.

– Bệnh có khả năng gây hại cho cây bơ ở bất kì độ tuổi nào của cây.

– Nấm bệnh thường ẩn nấp sâu trong lòng đất, khi gặp điều kiện môi trường thích hợp chúng sẽ phát sinh và tấn công vào khu vực rễ của cây và phá hoại bộ rễ làm cho cây không thể hút chất dinh dưỡng hoặc nước cung cấp cho các bộ phận khác của cây từ đó khiến cây bị héo và chết dần dần từ ngọn xuống dưới gốc.

– Bệnh lây lan thông qua đường nước, nông cụ, giày dép và gia súc gia cầm khi tiếp xúc với khu vực bệnh và di chuyển sẽ tạo điều kiện cho nấm bệnh phát tán, hạt giống nhiễm bệnh… đặc biệt bệnh thối rễ rất dễ lây lan ở trong vườn ươm khi mà đất trồng có chứa những kí chủ nấm sẽ nhanh chóng lây lan ra toàn bộ khu vực vườn.

– Vì bệnh ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng sinh trưởng và phát triển của cây từ đó làm giảm năng suất cũng như chất lượng của cây bơ nên bà con nông dân cần lưu ý và thường xuyên quan sát vườn bơ để có biện pháp phòng trừ hiệu quả.


Biểu hiện tuyến trùng hại rễ

Biện pháp phòng trừ bệnh thối rễ ở cây bơ

– Vì bệnh dễ lây lan ở khu vực vườn ươm nên khi tiến hành ươm cây bơ giống bà con nông dân cần lựa chọn đất vườn ươm sạch, không có tiền sử mắc bệnh; trước khi trồng nên làm đất sạch sẽ, loại bỏ và tiêu hủy ngay những cây có dấu hiệu bị bệnh ra khỏi vườn ươm.

– Khu vực trồng và ươm cây bơ giống cần thông thoáng, có khả năng thoát nước tốt; vun gốc và trồng cây trên luống cao tránh để cây bị ngập úng tạo điều kiện cho nấm bệnh tấn công bộ rễ.

– Lựa chọn giống cây trước khi trồng, những hạt và gốc ghép của cây đã từng bị nhiễm bệnh thì bà con không nên sử dụng bởi chúng ẩn chứa những mầm bệnh đang chờ cơ hội phát triển.

– Không nên trồng cây quá thấp/ quá sâu so với mặt đất.

– Lưu ý nên sử dụng nông cụ sạch và tránh làm tổn thương phần gốc của cây khi chăm sóc bởi nấm bệnh sẽ tìm cách tấn công vào các vết thương hở ở cây để phát triển.

– Nên bón thêm một lượng phân hữu cơ thô và xác bã thực vật để tăng thêm độ tơi xốp cho đất. Bón thêm cho mỗi cây khoảng 10kg thạch cao, phân chuồng đã hoại mục và đạm cần bón đầy đủ và thường xuyên.

– Khi cây chưa mắc bệnh hoặc bệnh chưa quá nặng thì bà con có thể xử lý bằng cách sử dụng các loại thuốc trừ nấm như chế phẩm nano bạc đồng & nano đồng oxyclorua hoặc Aliette, Fosphite, Ridomil Gold và Agri-fos để phun phòng trừ và diệt nấm, bà con lưu ý nên sử dụng liều lượng theo sự hướng dẫn trên bao bì của nhà sản xuất. Sau khi phun trừ nấm bệnh khoảng 1 tuần sau bà con nên sử dụng thêm các loại chế phẩm vi sinh để giúp cây phục hồi hệ rễ và phát triển trở lại. (Bà con lưu ý nên cắt tỉa cành bệnh, cành vàng,... sau đó xử lý phun tưới thuốc nấm.



+ Bà con cần sử dụng chế phẩm Trichoderma Bacillus kết hợp cùng chế phẩm EM HLC đặc trị tuyến trùng để bổ sung định kỳ các chủng vi sinh vật có lợi vào đất trồng, ức chế sự gây hại của các tác nhân nấm, khuẩn, tuyến trùng trong môi trường đất, giúp phòng ngừa thối rễ, lở cổ rễ, héo xanh,... 

Tỉ lệ pha: 1 chai Trichoderma Bacillus + 1 chai EM HLC (500ml) pha cho 300 lít nước tưới gốc 2-3 lần cách nhau 5-7 ngày thì cây bơ sẽ dần dần phục hồi trở lại.



 

Bệnh thối rễ ở cây bơ có thể được phát hiện bằng mắt thường từ những dấu hiệu ban đầu nên bà con nông dân trong quá trình trồng và chăm sóc nên thường xuyên quan sát và thăm vườn để phát hiện bệnh kịp thời và có biện pháp ngăn chặn hiệu quả để nâng cao khả năng sinh trưởng và năng suất của cây bơ.

Giống bơ cũng là 1 phần rất quan trọng quyết định mùa vụ của bà con. Bà con nên chọn mua giống ở nơi tin tưởng và có uy tín.

Nguồn: https://viencaytrong.com/
 
Hoặc gửi liên hệ cho chúng tôi theo mẫu dưới đây:
Dấu * là phần không được để trống

►TIN NỔI BẬT

Call
Gọi ngay
Call
Zalo
Call
Messenger