CÁC LOÀI NHỆN GÂY HẠI CHO CÂY CÓ MÚI VÀ BIỆN PHÁP PHÒNG TRỪ

Nhện là loài sinh vật gây hại phổ biến trên cây có múi, đặc biệt trong điều kiện khí hậu nóng và khô là thích hợp cho nhện phát triển và gây hại mạnh.
Nhóm nhện gây hại thường có kích thước rất nhỏ, không giống với các loài nhện thiên địch. 
Nhện có vòng đời rất ngắn, khả năng sinh sản cao, tạo nhiều thế hệ trong một năm, vì thế dễ bộc phát thành dịch trong một thời gian ngắn. Trên cây có múi phổ biến có 3 loài nhện.

 

1. NHỆN ĐỎ (Panonychus citri)

 Nhện đỏ gây hại trên cả lá và quả non. Chúng sống ở mặt trên lá già, lá bánh tẻ, khi mật độ cao nhện sống cả ở dưới mặt lá, cành lộc non, quả. Chúng chích hút trên lá và trái để lại triệu chứng giống như bị cào, trên vỏ quả phủ một lớp màu vàng xạm, trên mặt lá xuất hiện các điểm sáng. Lá, quả bị hại nặng trở nên có màu trắng bạc, dễ bị rụng, cây còi cọc, không ra lộc.
 

2. NHỆN VÀNG (Phyllocoptruta oleivora)

Nhện vàng tập trung nhiều trên phần vỏ trái hướng ra phía ngoài tán lá. Chúng tấn công quả làm quả bị méo mó, nhỏ, tạo những vết nâu hơi xám. Những quả bị hại do nhện giảm nước nhanh và hư hỏng một cách nhanh chóng. Đây là đối tượng gây hại chủ yếu trên quả non. Nhện vàng là nguyên nhân chính gây hiện tượng da lu, da cám. Nơi rậm rạp thiếu ánh sáng thường bị nhện hại nặng.
 
3. NHỆN TRẮNG (Polyphagotarsonemus latus)
Nhện trắng thường gây hại trên bộ phận lá non, cành non của cam, bưởi. Chúng thường tạo ra các vết rám xạm màu vàng bạc hay chì, màu da xạm giống như màu da cá mập và lan rộng ra khắp bề mặt quả, thỉnh thoảng vết xạm giống như màu đồng thiếc.



4.BIỆN PHÁP PHÒNG TRỪ
Thăm vườn thường xuyên, đặc biệt chú ý vào mùa khô bằng các dụng cụ như kính lúp, giấy trắng... và nhận diện các triệu chứng gây hại để phòng trừ đúng lúc. 
Thu gom các trái bị hại rơi rụng, tỉa cành thông thoáng cũng làm giảm mật số gây hại. 
Những biện pháp canh tác, phân bón không cân đối  cũng  ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của các quần thể Nhện. Trong những vườn bón nhiều phân đạm N, mật độ Nhện thường cao hơn những vườn bón phân ít phân đạm. Một số loại phân NPK khuyên dùng: NPK 16-16-16, 15-15-15, 19-13-8
Tưới phun nước đủ ẩm thường xuyên cũng làm giảm nhện gây hại, nên tưới từ dưới lên trên bề mặt.
Sử dụng các dòng thuốc hóa học : Comite, Kelthan,…
Trong điều kiện tự nhiên, nhóm nhện gây hại được kiểm soát bởi các loại nhện thiên địch, bọ rùa nên mật số của chúng thường không cao. Tuy nhiên việc sử dụng các loại thuốc hóa học đã làm biến mất sự tồn tại của các loài thiên địch. Điều này dẫn đến sự gia tăng nhanh chóng số lượng nhện hại trong vườn. . Nhiều loại thuốc hóa học khi sử dụng liên tục sẽ làm thay đổi các đặc tính sinh lý của loài côn trùng này, dẫn tới tình trạng nhện hại nhờn thuốc.
Vì vậy, việc sử dụng các loại chế phẩm sinh học để kiểm soát nhện hại ngày nay dần được các nhà vườn lựa chọn sử dụng. Các loại chế phẩm sinh học giúp kiểm soát mật độ nhện hại trong vườn một cách an toàn – hiệu quả – bền vững. Mật độ nhện hại ngày càng giảm dần theo thời gian. Bên cạnh đó là sự quay trở lại của các loại thiên địch có lợi trong vườn.
Bà con có thể tham khảo một số dòng trừ sâu sinh học của HLC để phòng trừ cho vườn nhà mình nhé
Sử dụng các dòng trừ sâu sinh học : Super bio hlc 01,bio plus,…

 
Nguồn tham khảo
--------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Mọi thắc mắc, bà con hãy để lại bình luận ở dưới bài viết hoặc liên hệ ngay HLC để được tư vấn:
Công ty CP HLC HÀ NỘI
- Hotline:0399 156 166 - 0707 888 666
- CN Miền Bắc: 268 Vũ Hữu, Thanh Xuân, Hà Nội.
- CN Miền Nam: C54 Khu phố 11, Tổ 1 đường Lê Thị Riêng, Phường Thới An, Quận 12, TP Hồ Chí Minh..
 



















































 
Hoặc gửi liên hệ cho chúng tôi theo mẫu dưới đây:
Dấu * là phần không được để trống

►TIN NỔI BẬT

Call
Gọi ngay
Call
Zalo
Call
Messenger