Nguyên nhân:
Hiện tượng bưởi bị khô múi có thể xảy ra với hầu hết các loại bưởi, thậm chí là với các loại cây ăn quả có múi khác, điển hình là hiện tượng cam Canh khô múi tương tự. Đặc biệt, tình trạng này thường xuất hiện trên bưởi da xanh. Bà con có thể quan sát thấy trái bưởi có kích thước hơi nhỏ hơn, bên trong múi bị khô, ruột trắng chứ không đỏ hồng, căng mọng. Có thể kèm theo hiện tượng nứt ở đáy quả.
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này, nhưng theo các chuyên gia nông nghiệp thì chủ yếu đến từ chế độ dinh dưỡng trong quá trình trồng và tùy thuộc vào tính chất của đất nơi gieo trồng.
Một số vườn bưởi canh tác ở vùng đất xấu, nghèo dinh dưỡng. Ở giai đoạn đầu, nguồn dinh dưỡng sẵn trong đất kết hợp với chế độ chăm sóc ban đầu thì còn đảm bảo được sức tăng trưởng của cây. Nhưng nếu bà con không cải thiện đất trồng thì càng ngày cây sẽ càng thiếu dinh dưỡng trầm trọng. Tình trạng khô múi còn do cây còn mất cân đối dinh dưỡng, chủ yếu là thiếu Lân, Kali cùng một số nguyên tố trung và vi lượng khác.
Biện pháp khắc phục tình trạng bưởi bị khô múi, ruột trắng:
Để khắc phục tình trạng bưởi bị khô múi, trắng ruột, đồng thời cải thiện năng suất và chất lượng quả thì bà con cần lưu ý những điều sau đây:
– Cần có chế độ bón phân phù hợp với từng giai đoạn phát triển của cây. Với những cây càng già hoặc càng gần giai đoạn đậu quả, lúc đang nuôi quả thì càng cần nhiều lượng phân bón.
Để khắc phục tình trạng bưởi bị khô múi, trắng ruột, đồng thời cải thiện năng suất và chất lượng quả thì bà con cần lưu ý những điều sau đây:
– Cần có chế độ bón phân phù hợp với từng giai đoạn phát triển của cây. Với những cây càng già hoặc càng gần giai đoạn đậu quả, lúc đang nuôi quả thì càng cần nhiều lượng phân bón.
– Lựa chọn những loại phân có đầy đủ và cân bằng dinh dưỡng để bón cho cây. Nếu bà con chủ quan, chỉ sử dụng phân NPK thì chỉ cung cấp được cho cây những nguyên tố đơn lẻ đó. Vì thế, để mang lại hiệu quả cao thì bà con nên sử dụng phân NPK+TE, tức vừa có đủ các nguyên tố đạm, Lân, Kali, vừa bổ sung thêm các nguyên tố trung và vi lượng khác. Lưu ý nên sử dụng loại phân chuyên dùng cho cây có múi.
Tăng cường bón phân chuồng hoai mục:
Loại phân này rất lành, lại thúc đẩy cây sinh trưởng tốt hơn.
– Khi cây ra quả thì cần sử dụng thêm các loại phân bón lá giàu nguyên tố dinh dưỡng trung và vi lượng để phun bổ sung cho cây. Thời điểm phun là khi cây vừa đậu quả, khi quả đang phát triển và thời điểm trước thu hoạch từ 15-20 ngày.
– Trong quá trình cây đang nuôi quả thì cần sử dụng các loại phân có hàm lượng Lân và Kali cao + TE. Nếu bà con sử dụng phân hỗn hợp thì nên dùng phân bón thúc, không nên dùng phân bón lót. Trong phân bón lót chứa hàm lượng đạm rất cao mà Lân và Kali lại thấp, khiến cây dễ bị mất cân bằng dinh dưỡng và gây tình trạng bưởi bị khô múi.
– Hàng năm nếu đã bón phân Lân cao thì năm sau nên đổi sang Lân nung chảy. Luân phiên chuyển đổi các loại phân Lân khác nhau sẽ giúp cân bằng dinh dưỡng cho cây phát triển toàn diện, nâng cao chất lượng quả.
Nguồn: m-nongnghiep.vn