CÁCH PHÒNG VÀ TRỊ BỆNH THỐI GỐC CHẢY MỦ TRÊN CÂY MÍT
Việc đổ xô trồng mít Thái không tuân thủ theo các quy trình trồng dẫn đến xảy ra nhiều bất cập như sâu bệnh xuất hiện rất nhiều, gây khó khăn cho các nhà vườn. Bệnh thối gốc, chảy nhựa là một trong những vấn đề đang được bà con nông dân quan tâm vì nó làm có thể làm chết cây, giảm năng suất cũng như chất lượng thương phẩm của trái.
Vào mùa mưa, dưới gốc thân, hoặt trên cành lớn của cây mít hay bị chảy nhựa mủ màu nâu đỏ. Khi bóc lớp vỏ ở chỗ bị bệnh sẽ thấy phần gỗ phía dưới có màu hồng nhạt và có những đốm màu hơi tím, viền gợn sóng. Nếu không phát hiện sớm và chữa trị kịp thời bệnh sẽ lan rộng ra xung quanh, sau vài tháng có thể bao kín hết cả chu vi gốc (chỗ bị bệnh), làm cho rễ bị thối, đến lúc này lá trên ngọn bị vàng và rụng, sau đó các lá phía dưới cũng bị vàng và rụng dần làm cho cây bị chết. Nấm bệnh cũng có thể làm trái bị thối.
Nguyên nhân do cây bị nhiêm nấm Phytophthora palmivora.
Bệnh thường gây hại nhiều trong mùa mưa, những vườn đất thấp ẩm ướt, cỏ rác, lá cây…chất đống xung quanh vùng gốc, làm cho vùng gốc luôn có độ ẩm cao, những vườn trồng quá dày, tán lá rậm rạp, bít bùng thường là những vườn bị bệnh gây hại nhiều hơn. Do cùng là kí chủ của nấm P.palmivora nên những cây mít trồng lẫn trong các vườn sầu riêng, cạnh những vườn tiêu…cũng là những cây thường bị hại nhiều hơn những cây khác.
Để hạn chế tác hại của bệnh bạn phải áp dụng sớm các biện pháp sau đây:
– Khi lập vườn cần dọn sạch sẽ thân, cành, lá và nhất là rễ của cây trồng cũ trong vườn, đặc biệt là những cây thường bị loại nấm này gây hại như đã nêu ở phần trên.
– Phải lên luống cao, hình mai rùa để có thể thoát nước tốt trong mùa mưa. Ở những vùng đất thấp phải có hệ thống bờ bao xung quanh để kịp thời bơm nước ra khỏi vườn khi cần thiết để vườn luôn luôn được khô ráo.
– Không nên trồng quá dày, thường xuyên cắt tỉa bỏ những cành bị sâu bệnh, cành tăm mọc trong tán, cành không có khả năng cho trái …vệ sinh sạch sẽ cỏ dại, không ủ cỏ rác xung quanh gốc để vườn luôn thông thoáng, khô ráo.
– Tăng cường bón thêm phân hữu cơ tạo thuận lợi cho những loại vi sinh vật đối kháng với nấm gây bệnh phát triển tốt, góp phần kìm hãm sự phát triển của nắm gây bệnh.
– Với những vườn, những cây đang bị bệnh cần giảm bớt lượng phân đạm. Nếu bị bệnh nặng có thể ngưng hẳn việc bón phân đạm, chờ đến khi hết bệnh mới bón đạm trở lại, đồng thời bón bổ sung thêm phân lân và kali.
– Bảo vệ các thiên địch để hạn chế mật độ sâu rầy gây hại, khi cần thiết dùng các loại thuốc hóa học có tính chọn lọc để phun xịt.
– Kiểm tra vườn cây thường xuyên để phát hiện sớm chỗ bị bệnh khi chúng còn chưa lan rộng, sau đó dùng dao sắc tách cạo bỏ hết phần vỏ chỗ bị bệnh (nhớ thu gom chỗ vỏ bị bệnh vừa cạo ra khỏi vườn và tiêu huỷ).
Pha đặc nano bạc đồng & nano đồng oxyclorua tỷ lệ 1:1 quét lên vết bệnh. Lấy chồi hay cọ sơn nhúng nước thuốc quét lên chỗ bị bệnh vừa cạo và vùng lân cận, ngày quét 1-2 lần, trong vài ngày liên tiếp. Ngoài ra bà con nên pha tỷ lệ 500ml Nano bạc đồng + 500ml Nano đồng oxyclorua pha với 200 lít nước phun và kết hợp tưới ngừa xung quanh gốc. Có thể phun hoặc tưới lập lại sau 7 ngày nếu bệnh nặng hoặc phun và tưới định kỳ với các vườn mới trồng khi cây khoảng năm tuổi.
- Sau 1 tuần sử dụng chế phẩm Trichoderma bacillus & EM HLC đặc trị tuyến trùng pha cho 300 lít nước tưới gốc, tưới 2-3 lần cách nhau 5-7 ngày để giúp cây mau chóng phục hồi và dứt điểm tình trạng nứt thân xì mủ.