Bọ trĩ thường phát triển nhanh trên cây ớt ở giai đoạn cây trưởng thành và cho ra quả, làm cây ớt ảnh hưởng nghiêm trong, lá quăn qeo, quả méo méo, hoa thì biến dạng làm giảm năng xuất nhiều, giá trị thành phẩm bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Bệnh trĩ xuất hiện trên cây ớt còn là trung gian truyền bệnh héo đốm trên cây ớt, để có thể giúp loại bỏ hoàn toàn bệnh trĩ hãy cùng tham khảo nội dung dưới đây.
1.Triệu chứng bọ trĩ trên cây ớt:
Bọ trĩ có kích thước rất nhỏ, tuy nhiên có thể thấy bằng mắt thường, để quan sát chúng ta có thể lấy một tờ giấy trắng, vỗ nhẹ lá có bọ trĩ, ta có thể thấy bọ trĩ có thân hình thon dài, màu vàng nhạt, di chuyển rất nhanh, bọ trĩ thường tập trung dọc theo gân lá, sống và gây hại bằng cách chích hút nhựa. Bọ trỉ thường gây hại khi thời tiết nóng, ẩm, trời lạnh bọ trỉ ngừng hoạt động và ngủ đông, do vậy ta thường thấy bọ trỉ gây hại chủ yếu khi trời nắng, nóng.
- Thời tiết nóng và khô hạn thích hợp cho bọ trĩ phát sinh gây hại. Mưa làm giảm mật độ bọ trĩ.
- Bọ trĩ gây hại trên cây rau, cà, ớt, bầu bí, đậu và nhiều loại cây trồng khác.
- Cả ấu trùng và thành trùng bọ trĩ thường sống ở mặt dưới lá và hay vào gần gân để trốn, do đó rất khó thấy, và thuốc trừ sâu cũng rất khó tiếp xúc. Bọ trĩ chích hút nhựa lá non, chồi non, nụ hoa và quả làm lá vàng, lá non và cánh hoa xoăn lại, quả có những chấm nhỏ, nổi gờ cây sinh trưởng kém.
Mật bộ bọ trĩ tăng cao làm cho cây giảm năng suất và chất lượng thu hoạch ớt giảm đi rất nhiều. Cần có những biện pháp phòng trừ bọ trĩ gây hại tốt nhất, đảm bảo vụ mùa năng xuất cao nhất.
2.Biện pháp phòng trừ bọ trĩ hại cây ớt
Có rất nhiều các giải pháp phòng trừ bị trĩ trên cây ớt hiệu quả, hạn chế lây lan ra các khu vườn khác.
Lựa chọn giống tốt, sạch bệnh
Thường xuyên tỉa cành, tạo tán cho khu vườn thông thoáng
Bón phân cân đối giữa giữa đạm, lân, kali và các loại phân khác, hạn chế bón quá nhiều đạm.
Vệ sinh khu đồng ruộng thường xuyên, thu gom tiêu hủy các loại rác thải, tàn dư cây trồng
Nếu có thể, tránh trồng ớt cạnh các ruộng hành, tỏi, hay ngũ cốc, vì bọ trĩ thường tụ tập đông ở những cây trồng này. Ngoài ra, tránh những ruộng gần các nhà kính nơi trồng cây cảnh (hay hoa), vì những loại cây này cũng là vật chủ cho bọ trĩ và vi rút mà chúng lan truyền.
Nên phủ đất bằng màn linong để hạn chế cỏ dại mọc và các loại côn trùng khác bám vào
Thường xuyên quan sát khu vườn, phát hiện sớm bệnh để có biện pháp xử lý kịp thời
Mùa nắng cần tưới nước đầy đủ, tránh để ruộng thiếu nước.
Khi ấu trùng xuất hiện cần phun thuốc vào sáng sớm và chiều mát. Việc sử dụng thuốc các loại thuốc hóa học này trong các lần đầu thì có tác dụng, nhưng hiện nay đa số bọ trĩ đã tiến hóa rất nhiều, tính kháng thuốc của chúng cũng nâng lên rất cao. Để phòng trừ bọ trĩ một cách lâu dài và bền vững thì bà con nên sử dụng các chế phẩm sinh học, tuy phải bỏ nhiều công sức hơn nhưng hiệu quả của các biện pháp này sẽ không làm bà con phải thất vọng.
Khi mật độ bọ trỉ cao (trên 2 con / lá) ta phải phun thuốc, sử dụng Chế Phẩm trừ sâu sinh học SUPER BIO HLC 01 tỷ lệ chai 250ml pha cho 200 lít nước phun. Trường hợp khu vườn ớt bị nặng thì có thể phun xịt đẫm thân, cành lá, phun cách nhau từ 3-4 ngày. Phòng bệnh bà con cũng sử dụng sản phẩm SUPER BIO HLC 01 phun định kỳ 7-10 ngày/lần.
Nguồn tham khảo: Muabancaytrong.com.