VÀNG LÁ, THỐI RỄ TRÊN CÂY CÓ MÚI

1. Triệu chứng bệnh ở cây có múi

- Trên lá: Khi bệnh mới xuất hiện, lá bị vàng cả phiến lá và gân lá, có thể vàng một vài nhánh hay trên toàn cây, ban đầu các các chồi non thấy màu xanh nhạt, sau bệnh nặng chồi chuyển sang vàng. Không kiểm soát được vàng luôn phần lá già. Chất lượng trái kém và bị rụng sớm.

 

- Nhánh cây bị bệnh hướng nào thì rễ cũng thường bị hư thối ở hướng đó. Bộ rễ bị thối từ rễ nhỏ lan dần vào trong rễ lớn, rễ bị thối có màu nâu vỏ rễ tuột ra khỏi phần gỗ, bên trong có sọc nâu lan dần vào rễ cái, rễ mất khả năng hấp thu nước và dinh dưỡng nuôi cây, từ đó làm cành bị chết khô. Khi cây bị bệnh nặng, tất cả rễ đều bị thối đen và chết, cuối cùng là chết toàn cây.

Rễ cây bị thối mất phần vỏ bên ngoài.

Trong thực tế thường xảy ra tình trạng vườn bị nhiễm cùng một lúc hai loại bệnh vàng lá thối rễ và vàng lá gân xanh. Trường hợp này bệnh vàng lá gân xanh xảy ra càng trầm trọng hơn. Nguyên nhân là khi cây bị bệnh vàng là thối rễ thì bộ rễ bị thiệt hại không hấp thu được dinh dưỡng, cây thường suy bị suy yếu sức đề kháng dẫn đến bệnh vàng lá gân xanh có điều kiện phát sinh, phát triển nặng hơn.

  1. Tác nhân.

Bệnh vàng lá thối rễ do nhiều tác nhân gây ra, gồm các loài nấm Fusarium, Phytophthora, Pythium và tuyến trùng. Trong đó, tác nhân chính là nấm Fusarium solani và có sự tương tác giữa nấm F. solani với tuyến trùng. Tuyến trùng tấn công làm rễ tổn thương sau đó nấm Fusarium mới tấn công vào. Cũng có thể do nấm Phytophthora tấn công rễ trước tạo nên vết thối sau đó nấm Fusarium tấn công vào sau. Tuy nhiên, mảng rễ bị thối do oi nước là cửa ngõ chính để nấm F. solani xâm nhập và gây hại. Nấm F. solani còn là tác nhân của bệnh thối rễ của nhiều loại cây ăn trái khác tại.

 

  1. Điu kin phát sinh, phát trin bnh

- Nấm Fusarium solani luôn hiện diện trong đất nhưng không xâm nhập trực tiếp vào rễ. Nấm xâm nhập chủ yếu qua các mảng thối ở rễ non khi rễ bị oi nước trong một thời gian dài. Bên cạnh đó, vết thương cơ giới, do tuyến trùng và côn trùng tạo ra cũng là cửa ngõ để nấm xâm nhập và gây hại.

- Đất vườn có thành phần sét, không được bổ sung phân hữu cơ nên dẻo quánh trong khi thừa nước khiến vườn bị oi nước trong mùa mưa và chai cứng trong mùa nắng.

- Trong khi đất lại dễ bị khô nứt trong mùa nắng làm ảnh hưởng xấu đến sự phát triển hệ thống rễ và tạo điều kiện cho các loại dịch hại trong đất tấn công.

- Đất vườn cũ, vườn thiếu chăm sóc, không được phù sa bồi đắp, đất bị chua, có độ pH thấp từ 3,9 đến 4,5, thiếu vi lượng bệnh dễ xuất hiện và xảy ra trầm trọng hơn.

- Vườn lạm dụng phân hóa học ít dùng phân hữu cơ, không bón vôi cho đất cũng là điều kiện giúp bệnh phát triển và gây hại nặng. Vườn xử lý ra hoa (nghịch vụ) bằng biện pháp xiết nước khi tưới nước trở lại hoặc gặp mưa dễ làm cho rễ mẫn cảm với nấm bệnh.

 

  1. Đối với vườn cây có múi hiện có.

– Xẻ rãnh thoát nước tốt trong mùa mưa tránh vườn bị ngập úng cục bộ trong mùa mưa

– Hàng năm bón bổ sung vôi cho vườn cây có múi với liều lượng 1-2 kg/gốc.

– Sử dụng phân hữu cơ hoai mục kết hợp với nấm đối kháng Trichoderma bacillus  để bón cho cây nhằm giúp cân bằng hệ sinh vật đất, hạn chế nấm gây bệnh.

– Thường xuyên tỉa cành, tạo tán cho cây, cắt tỉa, loại bỏ những cành già yếu, sâu bệnh,…để giúp cây thông thoáng và thúc đẩy chồi mới hình thành mạnh.

– Giữ cỏ trong vườn để che phủ đất và bốc thoát hơi nước trong mùa mưa, giữ ẩm trong mùa khô.

  1. Đối với vườn trồng mới.

– Lên liếp có độ cao phù hợp để mực nước trong vườn bảo đảm cách mặt liếp từ 50 cm trở lên. Nên đắp mô cao để dễ thoát nước. Đất đắp mô nên là lớp đất mặt được phơi khô và phải được xử lý thật kỹ. Bón lót phân hữu cơ trong mô trước khi trồng.

– Đê bao: Cây cam chịu ngập úng kém, nhưng cần đủ ẩm độ để cây phát triển, do đó phải có bờ bao và cống thoát nước, nhằm chủ động quản lý nước trong mương vườn và ẩm độ trong vườn.

– Sau trồng tưới ướt ẩm đất, vào mùa khô, nên tưới nước thường xuyên khoảng 2 ngày/ lần để cung cấp đủ nước cho cây. Tránh tưới nước quá dư thừa làm ẩm độ đất cao, tạo điều kiện thuận lợi cho mầm bệnh trong đất phát triển và gây bệnh.

– Vùng có nhiều tuyến trùng có thể trồng cây vạn thọ trong vườn để hạn chế mật số của tuyến trùng.

 

LƯU Ý:

– Bà con tuyệt đối không sử dụng phân chuồng khi chưa được ủ hoai mục vì phân tươi là môi trường sinh vật và nấm hại sinh sống rất nhiều , sẽ ko kiểm soát được những mầm bệnh cho cây.

Hoặc gửi liên hệ cho chúng tôi theo mẫu dưới đây:
Dấu * là phần không được để trống

►TIN NỔI BẬT

Call
Gọi ngay
Call
Zalo
Call
Messenger