NĂM SAI LẦM TRONG CHĂM SÓC VƯỜN CÂY CÓ MÚI

Năm sai lầm trong chăm sóc vườn cây có múi
1. Sai lầm trong sử dụng lân, đạm
Cây có múi là loại cây cần rất nhiều dinh dưỡng, đặc biệt là thời kì cây ra đọt non, trổ bông và nuôi quả. Chính vì vậy trong quá trình chăm sóc vườn chúng ta thường sử dụng quá nhiều phân bón hóa học để bổ sung dinh dưỡng cho cây. Tuy nhiên bón đủ cây mới dùng tốt nhất, bón quá nhiều cây dễ bị ngộ độc đạm.
2. Diệt sạch cỏ trong vườn
-
Trong vườn cây, bà con thường diệt sạch cỏ để hạn chế việc cây trồng bị cạnh tranh chất dinh dưỡng. Tuy nhiên đây chính là 1 sai lầm cực kì nghiêm trọng. Diệt cỏ làm cho đất vườn trở nên trọc trắng.
Trời mưa, không có thảm thực vật che phủ sẽ rửa trôi các chất mùn và tầng đất mặt khiến cho đất ngày càng trở nên bạc màu, các tầng đất sâu lâu thoát nước. Trời nắng, ánh nắng mặt trời chiếu trực tiếp làm cho đất trở nên bỏng rát, tổn thương bộ rễ của cây. Diệt cỏ tiêu diệt môi trường sống của các loài sinh vật có lợi trong đất.
3. Sử dụng phân chuồng chưa qua xử lí.

Trong chăm sóc vườn, nhiều bà con đã sử dụng phân chuồng cho vườn cây của mình. Đây là một điều đúng, có lợi cho đấy vườn. Tuy nhiên vẫn còn có một số bà con lại sử dụng nguồn phân tươi chưa qua xử lí. Phân tươi chứa rất nhiều nấm bệnh, vi khuẩn, kí sinh trùng và hạt cỏ dại. Khi bón cho vườn cây sẽ làm lây lan nguồn bệnh vào đất., ảnh hưởng đến sức khỏe cây trồng.
4. Sai lầm trong chuẩn bị hố trồng
-
Vì sợ cây bị đổ, nên khi trồng bà con đào hố trồng sâu để giúp cây đứng vững. Tuy nhiên việc trồng quá sâu sẽ khiến cho rễ cây không thở được, rễ bị chết tạo thuận lợi cho các loại nấm bệnh xâm nhập, tấn công lên cây.
5. Không phòng bệnh cho vườn cây.
-
Phòng bệnh là yếu tố quan trọng và cần thiết trong chăm sóc cây có múi, bởi có nhiều loại bệnh nguy hiểm hiện nay vẫn chưa có thuốc để chữa, như vàng lá gân xanh. Tuy nhiên việc chủ động phòng bệnh cho vườn cây hiện nay vẫn chưa được quan tâm đúng mức.
-
Ngần ngại trong việc bỏ ra chi phí để phòng bệnh, tâm lí chủ quan, hờ hững đối với phòng bệnh, chờ đến lúc cây bị bệnh mới dùng thuốc. Hãy thay đổi suy nghĩ này, nếu không muốn phải mất đi hàng chục triệu đồng. Chủ động phòng bệnh để tiết kiệm được chi phí khi cây bị bệnh, giúp cây thuận lợi phát triển mà không bị gián đoạn sinh trưởng.
Hoặc gửi liên hệ cho chúng tôi theo mẫu dưới đây:
Dấu * là phần không được để trống

►TIN NỔI BẬT

Call
Gọi ngay
Call
Zalo
Call
Messenger